Phát hiện chân tượng Phật khổng lồ 900 năm trong rừng rậm Campuchia

(GNO - Luân Đôn, Anh Quốc): Chuyện nghe giống như cảnh trong phim Indiana Jones: Một giáo sư khảo cổ, trong tay vỏn vẹn non một tấm ảnh ố vàng, tiếp tục khám phá một pho tượng 900 năm nằm sâu trong rừng rậm Campuchia để viết lại tiến trình lịch sử.

Trong khi tham dự hội nghị ở Campuchia vào tháng 7/2009, Tiến sỹ Peter Sharrock, thành viên giảng dạy thâm niên trong nghệ thuật và khảo cổ Đông Nam Á tại Trường Đông phương và Phi châu học của Luân Đôn, đã quyết định dành một ngày lặn lội tìm kiếm trong rừng rậm xung quanh khu phế tích Angkor.

TT.jpg
Tiến sỹ Peter Sharrock tìm thấy hai chân tượng
chiến thần Hevajra bị mất trong khu rừng rậm gần Angkor Wat

Mục đích tìm kiếm của ông là để xác định vị trí hai chân bị mất của pho tượng Hevajra bằng sa thạch khổng lồ, 8 đầu, cao 3 mét. Hevajra là vị chiến thần hộ pháp trong Phật giáo mật tông. Phần bán thân chạm khắc cầu kỳ của pho tượng này đã được những nhà khảo cổ học Pháp khai quật và phục chế năm 1925, rồi bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, nơi pho tượng được trưng bày suốt từ đó. Nhưng những phần còn lại của pho tượng thì cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Chỉ dựa vào các bức ảnh tư liệu về những cuộc khai quật do các nhà khảo cổ học Pháp chụp cách đây 84 năm, Tiến sỹ Sharrock và bạn của ông là David Green đã vất vả lặn lội trong khu rừng rậm bên ngoài một trong những cổng chính của cổ đô Angkor , “nơi cấm du khách vào.”

Tiến sỹ Sharrock không tiết lộ vị trí chính xác của địa điểm vì e sợ nó bị phá hoại. Ông nói: “Không có con đường nào cả, chỉ có dấu vết của các loài động vật để lại trong rừng. Nó khá khó đi. Các loài rắn sống khắp nơi, và từ trong sâu thẳm của tâm trí, tôi hiểu rằng Khmer Đỏ đã trồng trọt trên khắp các vùng đất của Angkor .

Chúng tôi đi, đi mãi và định bỏ cuộc, thì bất chợt, xuyên qua cây cối, tôi nhìn thấy một cái gì đó. Chúng tôi luồn qua những lùm cây leo và cây gai, và tôi nhận ra mình đã nhìn thấy cạnh góc vuông đã chạm khắc của bệ tượng. Ô, nhìn kìa, hai chân nằm bên cạnh bệ tượng!”

Nhiều phần của pho tượng thế kỷ thứ 12, gồm: tất cả 16 tay và một trong những đầu tượng vẫn chưa tìm thấy, nhưng hiện nay chính phủ Campuchia hứa cho phép khai quật địa điểm này.

Chiến thần hộ pháp Hevajra được sùng bái thờ phượng trong suốt thời kỳ trị vì của vị hoàng đế của người Khmer đạt đến đỉnh cao quyền lực Jayavarman VII, nhưng dường như, pho tượng đã bị đập phá và vất ra ngoài tường thành cố đô Angkor khi Ấn giáo hồi sinh trong thế kỷ 14. Lý thuyết này làm lung lay quan điểm cho rằng người Khmer đã theo triết lý từ bi của Phật giáo. “Đó là cái gì đó của sự thay đổi kiến tạo trong khảo cổ học,” Tiến sỹ Sharrock chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.

Thông tin hàng ngày