Pho tượng Phật có giá hơn 200.000 USD?

Pho tượng Phật nặng trên 80 kg. nhóm môi giới khai pho tượng đã từng được bán với giá 200.000 USD...

Vụ việc bắt đầu từ tin báo quần chúng nhân dân về việc có nhóm môi giới định bán pho tượng Phật nghi là cổ vật. Nhận tin, sáng 24-1, Chi cục Quản lý thị trường An Giang phối hợp với Công an huyện Châu Thành đã tiến hành khám nơi cất giấu tại nhà bà Atyca (dân tộc Chăm, tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) và phát hiện một pho tượng Phật nghi là cổ vật bằng vàng. Tượng được để cạnh tủ chén nhà bếp, phủ vải che kín. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ pho tượng và mời bốn người trong nhóm môi giới cùng chủ nhà làm rõ.

Xác định ban đầu pho tượng Phật cao 116 cm và nặng trên 80 kg. Hiện trạng mặt, ngực, hai bàn tay và chân có màu vàng sậm, phần còn lại phủ nước sơn đen có đóng rêu. Theo lời khai của nhóm môi giới, tượng Phật do một ngư dân Kiên Giang vớt được. Sau đó pho tượng được bán qua nhiều người, chủ hàng cuối cùng là một người đàn ông trạc tuổi 50, không rõ họ tên, địa chỉ… nhờ nhóm này vận chuyển về giấu tại nhà bà Atyca.

Pho tượng Phật có giá hơn 200.000 USD? ảnh 1

Tượng Phật nghi bằng vàng nặng trên 80 kg. Ảnh: CTV

Ngày 15-2, các cơ quan chức năng An Giang đã có cuộc họp và khảo sát sơ bộ pho tượng. Qua đó cho thấy thông tin khai báo từ nhóm môi giới không trùng khớp với quan sát của những người làm chuyên môn. Nếu pho tượng được vớt lên từ biển đúng ra phải có dấu hà đóng, màu sơn hoặc mạ xi bị nước biển ăn mòn. Tuy nhiên, cả mặt ngoài và trong pho tượng chỉ bị dính chút ít đất sình.

Đã quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan bắt giữ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không ai đến nhận là chủ sở hữu pho tượng này. Quá trình bắt giữ không ai có giấy tờ gì liên quan đến pho tượng để chứng minh. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị ra quyết định tịch thu và xử lý theo pháp luật.

Ông Phan Lợi, chi cục phó chi cục quản lý thị trường An Giang, cho biết nếu sau khi giám định pho tượng đúng là vàng thì căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ có thể xử lý hành vi buôn lậu vàng. Tuy nhiên, đây là hàng hóa có trị giá lớn và là pho tượng Phật, liên quan đến tín ngưỡng nên có thể không đem ra bán đấu giá giống như những hàng hóa buôn lậu thông thường khác. Ngoài ra, nếu đây là cổ vật bằng vàng nhập từ Thái Lan thì ngoài chuyện xử lý hành vi buôn lậu, cơ quan chức năng còn xử lý thêm hành vi mua bán trái phép cổ vật.

Ông Ngô Quang Láng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch An Giang, cho biết trong tuần này, hội đồng giám định pho tượng sẽ được thành lập và đưa ra kết luận. Nhìn bằng mắt thường thì đó là Phật ông Quan thế âm bồ tát. Nhóm môi giới khai pho tượng đã từng được bán với giá 200.000 USD, vào thời điểm bắt giữ quy ra tương đương khoảng 3,9 tỉ đồng.

Nếu thực sự pho tượng Phật bằng vàng, đồng thời là cổ vật thì công tác canh giữ sẽ được bố trí ra sao khi đưa vào bảo tàng? “Cái này chờ kết quả giám định rồi mới tính tiếp. Bởi khi chưa có kết quả biết nó là cái gì cụ thể thì chưa rõ sẽ xử lý ra sao. Nhưng đến nay việc thành lập hội đồng giám định do Sở VH-TT&DL chủ trì vẫn chưa làm xong” - ông Lợi nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có khả năng pho tượng bị đánh cắp tại Thái Lan và bán sang Việt Nam, nếu có ai đó mang đầy đủ giấy tờ chứng minh họ bị mất cắp và là chủ sở hữu tài sản này thì phải xử lý thế nào, ông Lợi cho biết "chiếu theo quy định của pháp luật thì sau 30 ngày thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không ai đến nhận là chủ sở hữu hàng hóa bị bắt giữ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu. Còn chuyện pho tượng nếu bị đánh cắp thì tùy thuộc vào cách xử lý sau đó của cơ quan cấp trên, thông qua con đường ngoại giao. Ở đây chúng tôi không đủ thẩm quyền xử lý".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày