Phục hồi âm nhạc cổ Đôn Hoàng

GNO - Hang Mạc Cao ở Tây Bắc Trung Quốc là một kho tàng văn hóa kỳ diệu. Các hang động ở đây chứa những điển hình nghệ thuật Phật giáo hay nhất trên thế giới.

Nhiều trong số những tác phẩm này miêu tả những người chơi nhạc cụ, và ngày nay các nhà khảo cổ và nghệ sĩ biểu diễn đã làm sống lại những hình ảnh sống động này trên sân khấu.

VCH.jpg

Một tiết mục do Vũ đoàn Nhạc Kịch Cam Túc biểu diễn

Âm sắc của những tiếng nhạc từ hơn một ngàn năm trước đây. Các công cụ này được tạo ra từ các bức bích họa trên tường hang động hang động Mạc Cao.

Nằm gần thành phố Đôn Hoàng trên con đường tơ lụa, địa điểm trên bao gồm gần 500 hang động. Khoảng một nửa trong những hang động miêu tả của những người chơi nhạc cụ, lên tới hơn 4.000 người. Và bây giờ âm thanh của những nhạc cụ có thể được nghe thấy bằng chính tai bạn.

"Chúng tôi đã trung thành với thiết kế ban đầu được mô tả trên các bức tường của hang động, nhưng chúng tôi đã phóng lớn các nhạc cụ sang kích thước thật để cho các nhạc sĩ có thể chơi được", Yang Yibing, Phó Giám đốc Vũ đoàn Nhạc Kịch Cam Túc, cho biết.

Sau nhiều năm làm việc và nghiên cứu vất vả, Vũ đoàn Nhạc Kịch Cam Túc cuối cùng đã làm các nhạc cụ sống lại trên sân khấu.

Họ thậm chí còn chuyển dịch luôn cả nhạc phổ cổ, được tìm thấy trong nhiều thế kỷ trước trong các hang động, sang nhạc phổ hiện đại. Nhưng công việc vẫn cần rất nhiều nỗ lực.

"Toàn bộ nhạc phổ rất khác so với âm nhạc hiện đại. Đặc biệt là chỗ dãn nhịp, thật dễ dàng cho chúng ta khi chuyển sang giai điệu hiện đại nhưng đó sẽ là điều sai lầm Vì vậy, toàn bộ bản nhạc không giống với bất cứ bản nhạc nào mà chúng ta đã từng chơi", nhạc sĩ cho biết.

Nhưng sau những nỗ lực liên tục, dàn nhạc cuối cùng đã có thể xoay sở để tái tạo toàn bộ một ban nhạc cổ. Show diễn mang tên "Nhạc kịch Đôn Hoàng" và được coi là một cách tương tác truyền thống cổ xưa tiếp diễn của Đôn Hoàng.

Văn Công Hưng (Theo CCTV)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày