Phục hồi các tượng Phật cổ bị Taliban đập vỡ

GNO - Các nhà khảo cổ và các chuyên gia phục hồi đã ráp và khôi phục lại một vài bức tượng, bao gồm cả những bức tượng Phật Bamiyan tuyệt đẹp và cổ kính, bị phá hủy bởi Taliban vào năm 2001 trong thời gian cai trị của họ.

Khó khăn và những đáp đền

Các bức tượng được cẩn thận ráp lại bao gồm tượng Bồ-tát Tất Đạt Đa ngồi kiết-già, thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3, mà bây giờ đã được tái lập tại một địa điểm đáng tự hào của bảo tàng Kabul. Bức tượng đẹp lớn hơn so với kích cỡ người thật đã bị phá tan thành từng mảnh bởi những kẻ cuồng tín Taliban.

Bảo tàng Quốc gia Kabul.jpg

Bảo tàng quốc gia Kabul

Những người phục chế kỳ cựu tại bảo tàng như Abdullah Hakimzada, người đã dành 33 năm qua làm việc tại viện bảo tàng, tự hào đã thu thập các mảnh vỡ của bức tượng bị đập phá bởi Taliban.

Ngay sau sự điên rồ của Taliban, họ đã vội vã phân loại các mảnh vỡ và đặt chúng vào các bao tải và các hộp mà sau này sẽ giúp cho công việc lắp ráp lại.

Công trình khôi phục yêu thích của Hakimzada là bức tượng vua Kanishka của triều đại Kushan nổi tiếng cai trị nhiều nước Nam Á tại Kapisa, Afghanistan, gần Kabul giữa vào thế kỷ thứ 1 và thứ 4 sau Công nguyên.

300 cổ vật quan trọng nhất trong số 2.500 hiện vật mà Taliban đập phá đã được tập hợp lại sửa chữa trong những năm gần đây, và rất nhiều hiện vật khác đang nằm trong các hộp và khay, chờ đến lượt mình được phục hồi.

Trong những năm gần đây, Interpol và UNESCO đã hợp tác với các chính phủ trên thế giới ngăn chặn và trả lại ít nhất 857 hiện vật, một trong số đó là vô giá, như bức tượng công chúa Bactria 4.000 tuổi đã biến mất khỏi Bảo tàng Quốc gia.

11.000 hiện vật khác đã được trả lại sau khi bị bắt giữ bởi các nhà chức trách biên giới của Afghanistan.

Người Afghanistan tự hào về Kanishka, mô tả ông là một trong những vị vua vĩ đại nhất. Họ coi thời kỳ Kushan là một thời kỳ vàng son trong lịch sử của họ.

"Trong thời gian đó, Afghanistan rất hòa bình, và xã hội rất khoan dung, kể cả tôn giáo", Hakimzada nói.

Một loạt các bức tượng được phục hồi từ những thế kỷ sau cuộc xâm lược Alexander Đại đế, trông giống như các vị thần Hy Lạp lực lưỡng hoàn hảo, ngoại trừ các tượng Phật Hy Lạp-Bactria, một trong những đại diện đầu tiên của Đức Phật trong hình tướng con người.

Đây là bằng chứng thuyết phục rằng Afghanistan cổ đại không chỉ là một ngã tư của các nền văn hóa của các nước láng giềng mạnh - Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư - mà còn góp phần rất lớn theo đúng nghĩa của nó. Hai trong số các bức tượng bị búa khoét sâu, và khuôn mặt bị mất cắp, nhưng vẫn còn tinh tế.

"Hiện vật khảo cổ là bản sắc dân tộc của chúng tôi," người đứng đầu của bảo tàng lưu trữ, Mohammad Yahyeh Muhibzada nói.

"Trách nhiệm quốc gia của chúng tôi là bảo vệ chúng để cho thế hệ tương lai biết được chúng tôi đã và đang là ai", ông nói.

Một nhóm nhà khảo cổ học từ Học viện Phương Đông của Đại học Chicago đang giữa chừng cung cấp một viện trợ dài 3 năm của Chính phủ Mỹ để ghi danh tất cả các đối tượng trong bộ sưu tập của bảo tàng, tạo ra một hồ sơ kỹ thuật số.

Nhằm mục đích bảo vệ chống lại bất kỳ hành vi trộm cắp trong tương lai, dự án cũng sẽ giúp phục hồi, và phục vụ như một nguồn lực cho các học giả trên toàn thế giới.

"Nếu bạn không biết những gì bạn có, bạn không thể bảo vệ nó", Michael T. Fisher, nhà khảo cổ học người Mỹ đứng đầu đội Chicago nói.

"Khi đó, toàn bộ câu chuyện sẽ mở ra, và không thể tin được những gì bạn có thể nhìn thấy. Rất nhiều thứ trong bộ sưu tập thuộc đẳng cấp thế giới", ông nói thêm.

Một nâng cấp an ninh gần đây tại bảo tàng được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ vừa hoàn thành, ít nhất là một số hàng rào chống lại các loại cướp bóc đã từng hoành hành bảo tàng trong ba thập kỷ rưỡi vừa qua.

Người bảo vệ

Người đứng đầu của bảo tàng là Omara Khan Masoudi, người không có bằng cấp về khảo cổ học, nhưng thậm chí khả năng còn hoàn hảo hơn.

Ông là một trong những người giữ chìa khóa quan trọng khỏi Taliban, những chìa khóa của các kho, nơi một số kho báu lớn nhất của bảo tàng được giấu, bao gồm cả Kho báu Bactria, một bộ sưu tập các hiện vật tinh tế bằng vàng và bạc có niên đại hơn 2.000 năm.

Tượng Phật ở Bamiyan năm 1976.jpg

Tượng Phật ở Bamiyan năm 1976

Bằng sự khôn khéo, Masoudi và các đồng nghiệp chính của ông đã giữ nhiều vật có giá trị như vậy - những vật dễ dàng nấu chảy nhất - được an toàn trong cuộc nội chiến kéo dài và dưới luật Hồi giáo của nước này.

Họ giấu một số các bức tượng tốt nhất trong các phòng của Bộ Văn hóa, hoặc trong góc tối tăm của các nhà kho nằm rải rác xung quanh bảo tàng trước cơn thịnh nộ của Taliban vào 3-2001.

Trong vài tuần giận dữ, máy bay chiến đấu Hồi giáo đua nhau phá hủy hình ảnh người hoặc động vật, mà họ coi là phạm thánh, bao gồm cả những bức tượng Phật cổ đại khổng lồ của tỉnh Bamiyan.

Tất cả các mảnh cổ vật được trả lại vào các phòng lớn của Bảo tàng Quốc gia Afghanistan từng bị bom đạn, cướp phá và bây giờ đang xây dựng lại sẽ gửi một thông điệp của sự thách thức và khả năng phục hồi.

Bức thông điệp gửi Taliban

Đây là những thông điệp gửi đến Taliban, những người mà vào năm 2001 đã đập tan mọi di tích mà họ thấy rằng mang hình dạng của con người hoặc động vật.

Nhưng đây là cũng những thông điệp cho những người khác cũng như cho các lãnh chúa những người đã cướp bóc bảo tàng, một số người vẫn còn trong vị trí quyền lực ở Afghanistan và những người trông nom thối nát trong quá khứ, những người đã đứng yên trong khi khoảng 70.000 cổ vật đã bị lấy đi.

Tượng Phật theo phong cách Hy Lạp-Bactria.jpeg


Tượng Phật theo phong cách Hy Lạp - Bactria

Chỉ một vài năm trước đây, Bảo tàng Quốc gia đã xác định có bao nhiêu thứ đã mất - khoảng 70% của bộ sưu tập của nó bị phá hủy hoặc bị đánh cắp, bao gồm các bảo vật có niên đại từ thời kỳ đồ đá và đồ đồng cổ, từ giai đoạn Bái Hỏa giáo và Phật giáo đến đầu Hồi giáo, và các tư liệu một số nền văn hóa cổ đại bí ẩn nhất thế giới.

Ngày nay, tốt hơn hết là có thể được xác định được có bao nhiêu thứ đã lấy lại được.

Một trong những thành công thỏa mãn nhất là việc phục hồi các vật thể bị đập phá bởi Taliban. Thường thì các nhà khảo cổ thậm chí không biết những mảnh vỡ thuộc về vật thể nào.

"Nó giống như lấy tất cả 50 câu đố ghép hình trộn lẫn vào nhau, những mảnh lộn xộn, những mảnh mà bạn không biết chúng thuộc về đâu, không có hình ảnh để đối chiếu, và đặt nó lại với nhau", ông Fisher nói.

Ông Hakimzada nói: "Nếu có đủ thời gian và nguồn lực, chúng ta có thể khôi phục lại tất cả mọi thứ".

Ông cũng là một trong những người giữ chìa khoá của ba két sắt bên trong Dinh Tổng thống mà Taliban không bao giờ có thể tìm thấy. Sau nhiều năm thiệt hại do Taliban và các lãnh chúa, những người đã cướp phá bộ sưu tập của bảo tàng theo yêu cầu của những nhà sưu tập giàu có, bảo tàng chỉ là một mớ hỗn độn khi nó mở cửa trở lại vào năm 2004. Phòng lưu trữ của nó được nhồi nhét với các hộp và túi chứa các mảnh vỡ, và thậm chí các cổ vật còn nguyên vẹn đã bị xấu đi trong những năm phần lớn mái nhà của bảo tàng bị hư hại.

Kể từ đó, một loạt các nhóm khảo cổ, chủ yếu là người Pháp, đã giúp đưa nó trở lại một lần nữa. Nhà phục chế như ông Hakimzada được gửi ra nước ngoài để học tập kỹ thuật tại các bảo tàng ở châu Âu và Mỹ.

Nhóm của ông Fisher ghi chép và số hóa bộ sưu tập vào năm 2012, nó giống như đang làm công tác khảo cổ học ngay tại bảo tàng vậy.

"Đôi khi chúng tôi cảm thấy như đang tiến hành khai quật hiện tại, lướt qua bảo tàng và nhìn thấy những gì đã xảy ra", ông nói.

Văn Công Hưng (Theo ANI)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày