Quán Âm hay Quan Âm

GN - HỎI: Tôi thường niệm danh hiệu Đức Bồ-tát Quán Thế Âm. Được biết trong kinh sách Phật giáo, có sách viết Quán Thế Âm (Quán Âm), có sách viết Quan Thế Âm (Quan Âm). Xin hỏi quý Báo, danh hiệu nào đúng?

(TRẦN HÒA, tranhoa19...@gmail.com)

quanam.jpg


Ảnh: Lưu Minh Tuấn

ĐÁP: Bạn Trần Hòa thân mến!

Quán Âm hay Quan Âm là cách gọi khác nhau của 觀音 (lược xưng của 觀世音, Phạn ngữ: Avalokitesvara). Chữ 觀 (Guan) có hai âm Quan và Quán. Quan có một số nghĩa là xem, nhìn, quan sát. Quán có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, quán chiếu thâm sâu, quan sát tường tận. Quan là nghe, nhìn thông thường của giác quan; nhận biết về một cái gì đó. Quán thiên về tuệ giác, thấy rõ như thật bản chất của các pháp như nó đang là; thấy nghe với tuệ giác vô thường, vô ngã. Quán Thế Âm là lắng nghe, quán xét sâu sắc âm thanh khổ đau cầu cứu của thế gian để cứu độ. Quán Tự Tại là quán chiếu sâu sắc thân năm uẩn không có tự tính nên được tự tại, vượt thoát khổ ách.

Như vậy, mặc dù hiện nay xưng tán danh hiệu Quan Âm hay Quán Âm đều được, tùy thói quen của mỗi người. Nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm (Quán Thế Âm) hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày