NSGN - Quần thể chùa động Ajanta là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Ajanta cách Aurangabad, một thành phố lớn thuộc bang Maharashtra, khoảng 105km về phía Bắc. Một góc Ajanta. Tên gọi Ajanta lấy từ tên gọi ngôi làng Ajanta gần đó. Quần thể chùa này được khắc đục vào một triền núi đá hình móng ngựa, với phía trước là một dòng suối nhỏ có tên gọi là Waghora; và trong quá khứ mỗi chùa động được nối kết với dòng suối bằng con đường bậc thang, tuy nhiên những con đường này ngày nay khó nhìn thấy rõ. Việc các chùa động có đường dẫn xuống suối nước có lẽ liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ở dòng suối cho sinh hoạt hàng ngày của chư Tăng. Trong quá khứ, nhưng ngôi chùa đá này nằm riêng biệt với nhau, nhưng nay chúng được nối liền với nhau bằng một con đường và trở thành một quần thể. |
Những chùa động Ajanta được khắc đục qua những thời kỳ khác nhau. Ngôi được kiến lập sớm nhất có niên đại vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, và muộn nhất là vào thế kỷ thứ VI Tây lịch, và cũng có ngôi chùa đang được khắc đục dở dang. Những chùa động được khắc đục thời kỳ đầu, niên đại từ thế kỷ II trước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây lịch, là những chaitya (nơi thờ tự và hành lễ) số 9 và 10, và các vihara (nơi cư trú của chư Tăng) 8, 12, 13 và 30; những hang động này thuộc thời kỳ phân chia bộ phái, trong đó chùa động số 9 được xác định có niên đại sớm nhất. Những chùa động khác có niên đại thuộc thế kỷ V-VI Tây lịch, tức được kiến tạo dưới triều đại Gupta và hậu Gupta, là những ngôi chùa thuộc thời kỳ Đại thừa.
Như vậy quần thể chùa đá Ajanta được kiến tạo qua hàng thế kỷ, từ thời kỳ các bộ phái Tiểu thừa thịnh hành cho đến thời Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là Mật tông, phổ biến ở Nam Ấn. Ở các chùa động thời kỳ đầu, đối tượng thờ phụng chính yếu là bảo tháp, bởi vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ phụng tượng Phật chưa thịnh hành, và Đức Phật chủ yếu được tượng trưng qua những biểu tượng như hoa sen, bánh xe Pháp luân, bảo tháp… Còn các chùa động thời kỳ sau, đối tượng thờ phụng là những tượng Phật và Bồ-tát, vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ bái tượng Phật đã phổ biến sâu rộng.
Như đã nói, quần thể Ajanta được kiến tạo qua nhiều thế kỷ, và thời kỳ thịnh vượng của nó được cho là khoảng từ giữa thế kỷ V đến giữa thế kỷ VI Tây lịch. Từ đầu thế kỷ VII (TL), khi Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu suy yếu, quần thể chùa động Ajanta dần không có Tăng nhân cư trú và cũng theo đó không còn người viếng thăm, dẫn đến quần thể chùa này bị bỏ rơi và vùi lấp dưới cỏ cây trong rừng hoang. Như vậy từ lúc hình thành cho đến khi suy tàn, quần thể chùa động này trải dài qua 9 thế kỷ.
Nhưng thật khó để biết được sự suy tàn của quần thể này xảy ra như thế nào, và khó biết chắc là sự suy tàn của nó xảy ra vào thời điểm cụ thể nào. Theo những ghi chép của Huyền Tráng khi đến Ấn vào nửa đầu thế kỷ thứ VII thì Phật giáo ở khu vực này vẫn còn khá hưng thịnh, tuy nhiên Huyền Tráng đã không viếng Ajanta nên không cho ta biết những thông tin cụ thể về địa danh này như thế nào vào thế kỷ thứ VII. Một vài học giả cho rằng,
Bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, vào đầu thế kỷ XIX (1819),
Quần thể này bao gồm 29 ngôi chùa được khắc đục vào trong vách núi, và một vài trong số này đã bị hư hỏng nặng. Năm động 9, 10, 19, 26 và 29 là những chaityagriha, là những nơi thờ phụng hay nơi dành cho việc hành lễ tu tập; những động còn lại là những vihara, là những tịnh xá dành cho chư Tăng cư trú, đặc biệt là vào mùa mưa.
Một trong những điểm đặc biệt của quần thể chùa động
Những bích họa ở
Cách đến Ajanta
Để đến Ajanta, đối với những du khách đến từ những nước khác, thông thường sẽ đi bằng tàu lửa hoặc máy bay đến Aurangabad và sau đó thuê xe đến địa danh này. Ga tàu (Aurangabad Railway Station) và sân bay (