Quảng Bình: Kỷ niệm 310 năm ngày mất Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(GNO-Quảng Bình): Sáng 3-5 vừa qua, Trung ương GHPGVN phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình, Ban Trị sự PG tỉnh và Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 310 năm ngày mất của Chưởng cơ - Lễ Thành hầu Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh. Buổi lễ được tổ chức tại khu mộ của ông ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy và do Tập đoàn VinGroup tài trợ.

HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS cùng chư tôn đức TƯGH, BTS PG tỉnh Quảng Bình và các tỉnh thành quang lâm chứng minh buổi lễ.

WSC (6).JPG
WSC (1).JPG

Lễ đài

WSC (2).JPG
WSC (3).JPG

Chư tôn đức và quan khách tham dự lễ

WSC (4).JPG

Ngoài ra còn có sự hiện diện của ông Lương Ngọc Bích, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, lãnh đạo chính quyền địa phương và hàng ngàn Phật tử.

Trong diễn văn khai mạc, HT.Thích Thiện Nhơn đã khái quát lại những công trạng của nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị tài ba, nhà kinh tế xã hội Nguyễn Hữu Cảnh trong công cuộc mở rộng và ổn định bờ cõi đến vùng cực Nam của Tổ quốc. Qua đó, HT khẳng định lễ kỷ niệm 310 năm ngày mất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là dịp để mọi con dân nước Việt cùng ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, kế tục truyền thống cao đẹp của đạo Phật và của dân tộc về sự biết ơn, nhớ ơn đối với tấm lòng kiên trung của bậc khai quốc công thần trong lịch sử Việt Nam cận đại.

Chưởng cơ - Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm Canh Dần (1650), tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh), Quảng Bình. Ngài là con thứ 3 của Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thống suất, Kinh lược sứ tại vùng đất phương Nam và đã xuất sắc hoàn thành trọng trách được giao khi giữ gìn biên cương, giúp dân ổn định cuộc sống, thiết lập nền hành chánh tại phương Nam. Đặc biệt, ông đã lấy đức an dân, vỗ về người Hoa, người Chăm cùng xây dựng mảnh đất phương Nam trù phú, giảm thiểu họa binh đao. Hiện nay, một con đường lớn ở TP.HCM được mang tên ông để ghi nhớ công trạng thánh đức của người đã có công nối liền bờ cõi thành một thể thống nhất trong dòng chảy lịch sử Thăng Long - Hà Nội - Sài Gòn - Lục tỉnh.

WSC (5).JPG

HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc

WSC (7).JPG
HT.Thích Thiện Pháp tuyên đọc tiểu sử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
WSC (8).JPG

Ông Trần Công Thuật - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu

WSC (13).JPG

TT.Thích Tánh Nhiếp phát biểu cảm tạ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Công Thuật - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, lễ kỷ niệm 310 năm ngày mất của Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh tại quê hương của ông (Quảng Bình) mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và nhớ ơn đối với tiền nhân. “Nhân dân tỉnh Quảng Bình rất tự hào vì đã có những người con ưu tú, kiệt xuất, tài ba của Tổ quốc như Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đào Duy Từ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mạc Tử, Mẹ Suốt v.v…”, ông Trần Công Thuật nhấn mạnh.

WSC (9).JPG

Nghi thức cầu siêu

WSC (10).JPG
WSC (11).JPG

Tặng quà cho đồng bào khó khăn

WSC (12).JPG
WSC (14).JPG

Tại buổi lễ, chư tôn giáo phẩm và toàn thể đại biểu tham dự đã dâng hương tưởng niệm cầu nguyện theo nghi lễ Phật giáo. Dịp này, Ban tổ chức đã tặng quà cho đồng bào khó khăn tại địa phương và ĐĐ.Thích Thanh Phong thay mặt Đoàn Chủ tịch UBTƯ Hội LHTN Việt Nam tặng 20 triệu đồng cho Hội LHTN tỉnh Quảng Bình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày