Quảng Nam: Trộm đột nhập tịnh thất cướp của, hại người

3 kẻ gian đã phá cửa kính nơi cô Q. trốn, đánh đập và giở trò đồi bại với tiểu Ni 19 tuổi
3 kẻ gian đã phá cửa kính nơi cô Q. trốn, đánh đập và giở trò đồi bại với tiểu Ni 19 tuổi

GNO - Trưa hôm qua, 17-7, theo cơ quan chức năng xã Tam Nghĩa (H.Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), tại địa phương vừa xảy ra một cướp, trong đó kẻ cướp đã khống chế và làm nhục một vị xuất gia nữ trẻ.

Theo đó, vụ việc xảy ra ở tịnh thất T.L. và người bị hại là cô Q. (19 tuổi), một Sa-di-ni đang tu học tại đây. Trình báo của người quản lý tịnh thất, cũng là bổn sư của cô Q. cho biết, một nhóm gồm 3 kẻ đàn ông bịt mặt đã đột nhập vào tịnh thất trộm cắp tài sản.

Bị phát hiện, nhóm người này khống chế và đã có hành vi đồi bại với bị hại, còn cướp 1,5 triệu đồng trước khi tẩu thoát.

Trao đổi với PV Báo Giác Ngộ, một vị đại diện Ban Trị sự Phật giáo (BTS) H.Núi Thành nói, chiều nay, 18-7, đoàn BTS nắm được thông tin và đã trực tiếp xuống tịnh thất T.L để thăm hỏi, chia sẻ cũng như làm việc với cơ quan chức năng. 

"Hiện cơ quan công an đang điều tra, giám định pháp y, khám nghiệm hiện trường, truy tìm hung thủ thông qua các biện pháp nghiệp vụ", vị đại diện BTS nói với Báo Giác Ngộ.


Được biết, tịnh thất T.L đang trong quá trình làm các thủ tục để chính thức sinh hoạt trong Giáo hội địa phương, người trông coi ngôi tịnh thất do BTS Phật giáo H.Núi Thành cử về.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày