Rêu phong chùa Bổ

 Rêu phong chùa Bổ ảnh 1
Nguồn: Skydoor.net

Vắt qua dòng sông Cầu, nằm ở gần núi Bổ, huyền thoại ngôi chùa của ngàn năm trước từng có một vị tiều phu vác củi và bổ củi, lão tiều phu mơ ước có tiền xây chùa trên núi. Phật đã cho vị tiều phu này ba mươi hai đồng tiền vàng, và ông đã xây nên chùa này. Đến chùa Bổ chạm mắt ngay vào cây số không - chùa Bổ. Từ đây, ta có thể vịn vào cổ kính rêu phong mà đi. Một vòm ngói cũ lá tre khô đã hoai màu, hai bờ tường thẫm rêu. Nào ta cùng vịn vào rêu đi thăm chùa chính, rồi leo cầu thang gỗ ọp ẹp lên cây cau lùn hái cau, hái trầu mà ăn. Ba bể nước mưa cũng thẫm xanh rêu và nước trong vắt. Lối cũ, đi vào chùa như đi vào một thư viện. Lần giở xem kinh Phật viết bằng chữ Hán trên gỗ thị đã gần ba trăm năm. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhìn sách kinh của người xưa, ông cho rằng: chùa Đậu ở Hà Nội có hai vị thiền sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh tọa thiền đi vào cõi niết bàn, ắt chỉ duy nhất có ở Việt Nam thôi. Thế giới không đâu có. Kinh Phật khắc trên gỗ thị cũng chỉ có ở chùa Bổ, vãn chùa mà như được ngồi đọc sách trong thư viện lớn của Phật giáo. Ra sân sau chùa là vườn tháp cổ, rộng mênh mông. Những lũy tre phủ xanh tầm mắt. Những búi tre phạt mãi không quang.

Không thấy một vệt bê tông nào, ngoài đất thịt của ông bà xưa và tre xanh. Chuyên viên văn hóa Đại sứ quán Pháp Nguyễn Chi đã tìm lên đây, nhảy tung cao người bên lũy tre và hét lên rằng: xanh quá là xanh. Đúng là ở đây không có bê tông hóa. Tháp cổ, chùa cổ, chuông cổ, rêu phong cổ. Rêu phong cổ vì tường đất thó rõ dày và rêu phong chồng lên rêu phong. Hồn tôi như trùng xuống sau nhiều năm đi qua bão giông mà không được xoa dịu của rêu phong, của tĩnh lặng như nhung.

Cả một vườn tre kẽo kẹt trong trưa, cả một vườn hoa dại nở lặng thầm trong vườn sân sau chùa không ai ngắm. Đến kinh điển như kinh Phật cũng khuất lấp trong mái ngói ta lấp bởi lá tre già, không mấy ai lần giở. Trừ nhà sư, pháp sư. Lễ hội chùa Bổ vào trung tuần tháng 2 âm lịch, nhưng lên đây ta có thể đi thêm hai cây số nữa, đến chợ Nếnh ăn quà, leo lên ngọn chùa Khám, ngọn Trúc Lát, ngọn Bàn Cờ Tiên. Thăm làng Thượng Lát, xã Tiên Sơn, rẽ qua Thổ Hà - làng làm tiểu sành. Nơi đến cõi, ta về với tiểu. Đây là vệt làng quê của vùng Bắc Giang, nhưng đi qua nhiều làng văn hóa Kinh Bắc, còn thẫm câu quan họ ngày xuân, còn thấy yếm thắm, trầu xanh mời khách. Còn ư hự, người về em dặn người rằng… níu mãi bước chân tuổi xuân.

Nếu đi xe máy rong ruổi hai tiếng đồng hồ, bạn sẽ đến được với rêu xanh và chùa cổ, đến với chợ Nếnh trong trưa ăn bún bánh đúc riêu cua. Thưởng thức quà quê, và kẹo bột, uống trà xanh và nước vối. Quê trăm phần trăm. Và để thưởng thức sự tĩnh lặng bạn nên đi vào ngày thường, ngày mưa rét càng vắng. Xem kinh trong chùa đâu cần nắng rực rỡ, ngắm ngọn Phượng hoàng cũng đâu cần phải có mây bay. Leo núi và đi chợ Nếnh phía không xa chùa là một chuyến đi khám phá văn hóa lịch sử thú vị.

Nếu bạn chọn chùa cổ, tháp cổ, chợ quê, hãy trở về sông Cầu để đến với làng Thượng Lát một ngày xuân mà lãng mạn với chính mình.

        Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), chùa Bổ (huyện Việt Yên) là một trong những ngôi chùa cổ kính và lớn nhất vùng Kinh Bắc xưa và Bắc Giang nay. Nét khác biệt của Bổ so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam là lối kiến trúc nội thông ngoại bế, tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng. Cổng, tường bao được trình bằng đất với độ dày 0,8m, cao 2 - 3m. Đó cũng là những nét cổ độc đáo mà hiếm nơi nào còn giữ được. Hệ thống kiến trúc của chùa gồm gần 100 gian liên hoàn, bố cục hài hòa với nhiều vật liệu dân dã: đất, gạch nung, ngói, tiểu sành... Chùa Bổ có tổng cộng hơn 2.000 mộc bản của các bộ kinh. Chùa Bổ hiện cũng còn một vườn tháp cổ, nơi tàng lưu xá lỵ, tro cốt nhục thân của các vị tăng ni. Với gần 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày