Sắc trắng mùa Xuân

Giác Ngộ - Hôm nhận giấy báo Đại học là lúc má về bên kia thế giới. Con chỉ kịp run rẩy để lên bàn thờ, không biết mừng hay tủi thân phận mình…!

Bao con trăng đi qua, dòng sông Hương đã mấy lần bên bồi bên lở? Cái hôm định mệnh ấy, con chạy dọc bờ sông gào tên má, chân con rỉ máu mà má có trả lời đâu. Chỉ có âm thanh con vọng lại như bởn cợt một kiếp người. Từ đó, dòng Hương giang thơ mộng là ác mộng đời mình. Con lấy đá ném vào lòng sông, nó có biết đau không má nhỉ mà nhiều khi thấy tội nghiệp, nó oằn mình run rẩy mỗi lúc đông về!

HL (2).jpg

Ảnh minh họa

Ngày kia, có người con gái không quen, gởi cho con một lá thư tình, bảo nhờ đọc blog mà muốn làm tia nắng sưởi ấm mùa đông giá rét. Con trai má đâu có mạnh mẽ, chỉ biết khóc mấy đêm liền. Một tia nắng mong manh đó có níu hơi ấm về đủ thổi bùng sức sống điêu tàn trong con không?

Con thu mình trong góc giảng đường khi nghe tụi bạn rôm rả rủ nhau về nhà, sau mấy tháng rong ruỗi vun vén tri thức. Con chẳng biết về đâu? Quê ngoại trong con là hình ảnh nhạt nhòa; mỗi lúc chiều về, má nhìn cánh cò trắng giữa trời không mà nước mắt như chảy ngược vào lòng. Nhà cũng đã ra đi theo má khi con bước vào ngưỡng cửa Đại học với hành trang vỏn vẹn, bức hình má thời con gái bị hoen ố bởi khói hương loang lổ.

Đêm đã khuya, ly cà phê như góp thêm chút đắng vào cuộc đời để gom khoảnh nhớ, niềm thương tưới lên hoa thân phận nhằm điểm xuyết sắc trắng vào gam màu rực rỡ mùa Xuân. Bên ánh đèn leo lét, căn phòng trọ lẻ loi, bóng con đổ dài vươn về bàn thờ má, thèm được má ôm, để tồn tại trong mùa Xuân sắc trắng này. Con chợt nhớ những câu thơ trong làm sương lạnh lẽo:

Xuân có về để đời thêm sắc trắng
Vành khăn sô đi giữa cuộc đầy - vơi.

Khói thuốc mỏng em đòi hong mái tóc
Đọng lệ buồn nức nở gọi thơ ơi!

Ta tìm ta giữa bến đỗ hoang đàng
Chợt sợi khói nhạt nhòa trong ký ức

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày