Sau sơn phố, đục tháp cổ là… tôn tạo Chùa Một Cột

Khi dư luận còn chưa hết “giật mình thon thót’  trước các động thái  đồng loạt sơn nhà mặt phố  và đục phá tháp nước Hàng Đậu của Hà Nội, thì lại hay tin nhà chức trách sắp cho tu bổ, tôn tạo Chùa Một Cột – không rõ có thay mái, sơn lại màu sáng hơn và lắp cửa mới như đối với di tích tháp nước cổ hay không?

Ngày 15/4, Văn phòng UBND TP Hà Nội chính thức xác nhận thông tin UBND quận Ba Đình đã có quyết định công tác chuẩn bị đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích Chùa Một Cột (còn gọi là Chùa Diên Hựu), di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia, nằm trong tổng thể khu di tích quốc gia đặc biệt - “Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh”.  

Cần bao nhiêu nhà vệ sinh vây quanh di tích Chùa Một Cột cổ kính? (Ảnh tư liệu)

Cần bao nhiêu nhà vệ sinh vây quanh di tích Chùa Một Cột cổ kính? (Ảnh tư liệu)

Sau khi nghe lãnh đạo UBND quận Ba Đình báo cáo dự án tu bổ, tôn tạo ngôi chùa nổi tiếng - một trong những biểu trưng đầy ý nghĩa cho hình ảnh của Hà Nội nghìn năm này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trước mắt giao quận (trên) phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện ngay dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan khu di tích, sân vườn, cây hoa, thảm cỏ, hệ thống thoát nước… đảm bảo xanh, sạch, đẹp, khang trang.

Bà Hằng chỉ đạo phải xin ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về việc khắc phục hiện tượng dột mái nhà Tam Bảo và mái Chùa Một Cột, hoàn thành trước tháng 9/2010.

Về lâu dài, lãnh đạo Hà Nội cho rằng UBND quận Ba Đình cần phối hợp Sở VH-TT&DL xin ý kiến Bộ Tư lệnh quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa… để tổ chức hội thảo về thiết kế quy hoạch tổng thể các hạng mục của công trình đảm bảo đồng bộ, đẹp, phù hợp với cảnh quan kiến trúc theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng.

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch TP giao Sở (kể trên) và UBND quận Ba Đình thống nhất với các đơn vị liên quan, triển khai ngay các biện pháp xử lý môi trường nước bằng công nghệ vi sinh tại Hồ Sen Chùa Một Cột trong tháng 6/2010.

Thành phố cũng lưu ý cơ quan chức năng bố trí các nhà vệ sinh lưu động đảm bảo mỹ quan và vệ sinh sạch sẽ để phục vụ các du khách đến tham quan khu vực Chùa Một Cột này.

Thông báo này của TP Hà Nội lại đặt dư luận vào băn khoăn mới: Liệu đặt bao nhiêu nhà vệ sinh lưu động quanh Chùa Một Cột là đủ? Làm thế nào cân đối cả số lượng nhà vệ sinh và quy hoạch những nơi “xả thải” này một cách tế nhị và hợp lý tại khu vực nhạy cảm (quần thể Bảo tàng – Chùa – Lăng – Nhà Bác) kể trên?!

Và điều làm dư luận “ngay ngáy” lo hơn, sau những “cú sốc” sơn mới nhà phố cổ, đục tháp nước Hàng Đậu để trát lại, hòng sơn xanh, trắng – là liệu người ta ứng xử như vậy với Chùa Một Cột? Kết quả đầy hồi hộp vẫn ở phía trước, và còn “tùy tâm” những người có thẩm quyền cùng… đơn vị thi công!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày