GNO - Scan não tiến hành trên trẻ sơ sinh khi trẻ 6 tháng tuổi có để giúp dự đoán được liệu trẻ có khả năng phát triển chứng tự kỷ hay không, theo một nghiên cứu mới gần đây.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh nếu phát triển chứng tự kỷ về sau có lượng dịch não tủy (cerebrospinal fluid - CSF) cao hơn, có thể được quan sát qua MRI so với trẻ không phát triển chứng bệnh này.
Ngoài ra, các nhà nghiên còn quan sát thấy rằng mức CSF bao bọc có liên hệ rất gần với nguy cơ tự kỷ về sau và họ có thể sử dụng các công cụ đo lường mức CSF để dự đoán sự phát triển của bệnh này ở những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hay những trẻ có anh chị phát triển chứng này. Việc dự đoán mức CSF ở trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có nguy cơ cao với tự kỷ được chẩn đoán sau đó khi trẻ lên 2 tuổi chính xác đến 70%, các chuyên gia cho biết.
Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để kiểm chứng thêm nhưng các chuyên gia tin tưởng rằng một ngày nào đó các bác sĩ có thể điều chỉnh được mức CSF để giúp phán đoán nguy cơ tự kỷ của trẻ.
Nghiên cứu do chuyên gia tâm lý học sau tiến sĩ Mark Shen, Đại học Bắc Carolina dẫn đầu, phát hành trên Tạp chí Biological Psychiatry đầu tháng 3 qua.
Các kết quả quan sát được cho thấy sự liên hệ giữa mức CSF và nguy cơ tự kỷ. Tuy nhiên, quy mô của nghiên cứu này còn khá nhỏ với sự tiến hành trên 55 trẻ sơ sinh.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia nghiên cứu kết quả MRI từ 343 trẻ trong các độ tuổi là 6, 12 và 24 tháng tuổi. Trong số này có 221 trẻ có nguy cơ cao phát triển chứng tự kỷ dựa theo lịch sử gia đình và 122 trẻ không có bệnh sử này. Sau nghiên cứu, có 47 trẻ trong nhóm trẻ có nguy cơ cao phát triển chứng tự kỷ khi các bé được 2 tuổi.
Trẻ tự kỷ có mức trung bình CSF cao hơn 18% trong khoang dưới màng nhện (subarachnoid space) khi 6 tháng tuổi so với trẻ bình thường. Và trẻ bị tự kỷ nghiêm trọng (với các biểu hiện nghiêm trọng hơn) có đến 24% mức CSF cao hơn các trẻ khác.
Đức Hòa
(theo Live Science)