Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM trao đổi với Ban Văn hóa T.Ư về các đề án nghệ thuật tại Đại lễ Vesak 2025

Toàn cảnh phiên làm việc của lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM cùng với Ban Văn hóa T.Ư, UBND H.Bình Chánh - Ảnh: Quang Tròn
Toàn cảnh phiên làm việc của lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM cùng với Ban Văn hóa T.Ư, UBND H.Bình Chánh - Ảnh: Quang Tròn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 8-3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM cùng với Ban Văn hóa T.Ư, UBND H.Bình Chánh đã có buổi làm việc liên quan đến công tác tổ chức các đề án văn hóa nghệ thuật trong chương trình tổng thể Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 sắp tới.
Hòa thượng Thích Thọ Lạc phát biểu tại buổi làm việc
Hòa thượng Thích Thọ Lạc phát biểu tại buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa T.Ư; ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM; cùng các thành viên Ban Văn hóa T.Ư, Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM; đại diện Ủy ban MTTQVN TP.HCM, Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố; UBND H.Bình Chánh.

Tại phiên làm việc, đại diện Ban Văn hóa T.Ư đã báo cáo chi tiết kế hoạch tổng thể 7 đề án chương trình văn hóa sẽ diễn ra trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Duy Tân phát biểu
Ông Nguyễn Duy Tân phát biểu

Nổi bật trong các nội dung này là triển lãm mặt đất trưng bày hiện vật và hình ảnh của Phật giáo Việt Nam; triển lãm trên không với đại kỳ Phật giáo, hệ thống khinh khí cầu; chương trình nghệ thuật Phật giáo và giao lưu văn hóa quốc tế; chương trình văn nghệ, hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an.

Cũng tại phiên họp, đại diện các cơ quan có liên quan và UBND H.Bình Chánh cũng đóng góp ý kiến, bổ sung vào các chương trình đề án dưới góc độ chuyên môn để công việc được tiến hành thuận lợi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư hành giả Tăng chụp ảnh lưu niệm sau Lễ Bố-tát

Gần 200 Tăng Ni Bố-tát tại tổ đình Phổ Quang và Kim Sơn

GNO - Sáng 1-6 (nhuận) năm Ất Tỵ (25-7-2025), chư Tăng trên địa bàn các phường Phú Nhuận, Đức Nhuận và Cầu Kiệu (TP.HCM) đã vân tập tổ đình Phổ Quang để cử hành Lễ Bố-tát, thính giới và sinh hoạt Tăng sự kỳ 3 trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.

Thông tin hàng ngày