Tâm huyết với sự tu học của Phật tử Nam tông Khmer

(GNO-Cần Thơ): Chiều 15-7, trong khuôn khổ Hội thảo Hướng dẫn Phật tử miền Đông và miền Tây Nam Bộ, chư tôn đức Tăng Ni và đại biểu đã chính thức đi vào các phiên thảo luận.

Nội dung xoay quanh các vấn đề: Kinh nghiệm truyền bá Chánh pháp; Bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc khmer, người Hoa; Định hướng sinh hoạt tu học thời kỳ hội nhập và kinh nghiệm tổ chức và phát triển đạo tràng Bát quan trai, khóa tu Phật thất, niệm Phật, khóa tu Một ngày an lạc.. đã được các đại biểu lần lượt trình bày.

WTTH (1).JPG

Toàn cảnh phiên thảo luận đầu tiên

Ở nhóm đề tài thứ nhất, chư tôn đức đại diện Tiểu ban Phật tử Nam tông Khmer đã tập trung trao đổi về bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Khmer và định hướng sinh hoạt tu học thời hội nhập. Qua đó, thực trạng của Phật giáo Nam tông Khmer và sự mai một hình ảnh người tu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer cũng như định hướng phát triển đã được các đại biểu thảo luận một cách sôi nổi.

WTTH (2).JPG

Chủ tọa đoàn

Ở nhóm đề tài thứ hai, các tham luận về đạo Phật với hôn nhân gia đình đã được các đại biểu nêu bật về thực trạng cuộc sống tình yêu - hôn nhân của giới trẻ hiện nay đang bị khủng hoảng về mặt tinh thần do phải chịu áp lực của xã hội ngày càng tăng, cũng như giáo lý Đức Phật hướng dẫn về tình yêu gia đình.

WTTH (3).JPG

Ban thư ký Hội thảo

Với 8 bài tham luận của các đại biểu từ các tỉnh thành, phiên thảo luận đầu tiên đã kết thúc tốt đẹp, hôm nay các đại biểu tiếp tục với các chủ đề hôn nhân gia đình và hạnh phúc của người Phật tử, điều kiện cần để tổ chức Hội trại thanh thiếu niên…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày