Tặng sách văn học Phật giáo tiếng Mông Cổ cho sinh viên

GNO - Các học giả, nhà khoa học và sinh viên của Đại học Quốc gia Mông cổ giờ đây có thể nghiên cứu về KanjurTanjur, 2 trong số những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Phật giáo và những kinh điển bằng tiếng Mông Cổ.

Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tặng toàn bộ bản thảo KanjurTanjur cho Bộ môn Triết học và Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Quốc gia Mông Cổ, và một buổi lễ được tổ chức vào hôm 30-3 tại tòa nhà đầu tiên của trường đại học (ảnh).

mo2017033008005.jpg.jpg

"Đại học Quốc gia Mông cổ thật sự biết ơn Đại sứ quán Trung Quốc về những đóng góp vô giá cho ngành giáo dục Mông Cổ", ông Ya.Tumurbaatar, Chủ tịch Interim thuộc trường nói trong bài phát biểu khai mạc tại buổi lễ.

Được xem là một di sản quý giá của Phật giáo, 108 tập thuộc bộ Kanjur và 225 tập thuộc bộ Tanjur đã được các học giả Trung Quốc dịch sang Mông Cổ trong hơn 20 năm.

Đại sứ Trung Quốc tại Mông Cổ Xing Haiming cũng có mặt tại buổi lễ và có phát biểu - nhận xét: "Đại học Quốc gia Mông Cổ là một hàng xóm của Đại sứ quán Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng rằng những quyển sách được tặng sẽ giúp sinh viên và các khoa của Đại học Quốc gia Mông Cổ nghiên cứu về tôn giáo, nghệ thuật và văn hoá".

Văn Công Hưng
(theo Montsame)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày