Tập huấn TNV Tiếp sức mùa thi 2013

GNO - 250 tình nguyện viên (TNV) và các anh chị đoàn sinh GĐPT đã tham gia khóa tập huấn Tiếp sức mùa thi 2013 tại tòa soạn báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM) sáng qua, 23-6.

>> 180 TNV Tiếp sức mùa thi 2013 được chọn

thien an.JPG

Các TNV tham gia buổi tập huấn chú lắng nghe TT.Thích Phước Nghiêm trình bày

Theo đó, các TNV đã được TT.Thích Phước Nghiêm, UV HĐTS, Phó ban HDPT T.Ư giới thiệu về Phật giáo; truyền trao tinh thần thiện nguyện theo lời Phật dạy; hướng dẫn những nghi thức, cách chào hỏi, xưng hô với chư tôn đức Tăng Ni khi làm nhiệm vụ tại các chùa cũng như tiếp xúc với phụ huynh và thí sinh trong những ngày sắp tới.

Song song đó, các bạn còn được chia sẻ về kỹ năng sống như những điều cần tránh khi làm việc nhóm, những công việc cụ thể mà TNV sẽ làm trong 14 ngày của chương trình, những hỗ trợ cần thiết cho TNV và cuối cùng là giải đáp thắc mắc của TNV.

Cũng trong ngày tập huấn, các TNV được chia về 8 đội, sinh hoạt cùng đội trưởng, đội phó, triển khai công việc cụ thể tùy theo đặc thù của từng đội.

13. NIEM VUI TRUOC GIO XUAT QUAN.JPG

 "Chúng mình là một đội" - Ảnh: Thiên An

Được biết, lễ xuất phát chương trình Tiếp sức mùa thi 2013 (do Ban HDPT T.Ư tổ chức) sẽ diễn ra lúc 6g sáng, ngày 28-6 tới, tại hội trường tòa soạn báo Giác Ngộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày