Tashilhunpo: Tu viện nghiên cứu kinh điển ở Tây Tạng

Giác Ngộ - Nằm bên cạnh Shigatse, thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, và được thành lập vào năm 1447, tu viện Tashilhunpo đã tạo dấu ấn trong lòng khách hành hương. Nhiều tu sĩ cũng mong mỏi được đến nơi linh thiêng này để học tập kinh điển.

1311063448732_1311063448732_r.jpg

Tu viện Tashilhunpo

Nằm trên một ngọn đồi, tên của tu viện Tashilhunpo có nghĩa là "ngọn đồi vinh quang". Jamba Buddha, nhục thân của Đức Ban Thiền thứ 10, cũng như những ngôi tháp thờ các Đức Ban Thiền Lạt Ma trong quá khứ là những báu vật nổi bật nhất trong tu viện. Có khoảng 800 tu sĩ đang tu học tại đây.

Một trong những nghi lễ hàng ngày được diễn ra tại đây là các cuộc thảo luận về kinh điển. Hai hoặc nhiều tu sĩ lập thành một nhóm, một người sẽ đặt câu hỏi, sau đó bước trở lại, vỗ tay và chờ câu trả lời từ phía người đang thảo luận cùng với mình. Các cuộc thảo luận này đã có từ một ngàn năm qua và là một kỹ năng cần thiết cho mỗi nhà sư.

Trong tu viện, các tu sĩ cũng cần phải thực hiện hai kỳ thi vào cuối mỗi học kỳ. Trong các kỳ thi, các vị tăng sĩ sẽ nâng cao các môn học cho các học viên, và các học viên sẽ cùng thảo luận.

1311063373515_1311063373515_r.jpg

1311063523615_1311063523615_r.jpg

Những góc ảnh đẹp về tu viện Tashilhunpo

Geshe Nyima Puencog đã đạt được trình độ cao nhất trong giáo phái Gelupa. Thầy cho biết phải mất 22 năm để đạt được điều này. Và thầy là một trong những người trẻ nhất làm điều đó. Tuy nhiên, thầy cũng cho biết là thầy sẽ không bao giờ thành thạo một cách đầy đủ năm chủ đề chính của chương trình đào tạo geshe, và học tập là một quá trình vô tận.

Người sơ cơ trong tu viện sẽ bắt đầu học tiếng Tây Tạng, tiếng Anh và toán học. Sau khi hoàn thành các chương trình cơ bản, họ sẽ được tách sang ba trường cao đẳng để nghiên cứu kinh điển.

Tu viện có những quy định riêng. Các giảng viên không phải làm các công việc lao động trong tu viện. Ngoài ra còn có chi phí phụ trội, thưởng cuối năm hay thưởng vào các ngày lễ cho các giảng viên. Hơn 40 nhà sư đã được cấp bằng geshe. Con số này cao hơn so với bất kỳ tu viện nào khác ở Tây Tạng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày