Bắt đầu từ ngày 19-1 đến ngày 8-3, các Tăng sỹ mới sẽ tham gia chương trình đào tạo đặc biệt 49 ngày dưới sự hướng dẫn của các Trưởng lão. Chương trình gồm có thiền tập và các bài học giáo lý, được phát trên sóng truyền hình vệ tinh.
Hòa thượng Tiến sỹ Somchai Tanawutdho, trưởng ban tổ chức giới đàn truyền giới cho 100.000 giới tử, nói: “Ý tưởng này xuất phát từ thực tế là ngày nay mọi người bận rộn hơn và sự cám dỗ vật chất cũng ngày càng gia tăng. Họ không có đủ thời gian dành cho Phật pháp (Dhamma). Họ đã quên đi ý nghĩa đời sống tâm linh. Phật giáo là nơi nương tựa, nhất là đối với những người sống trong các cộng đồng xa xôi hẻo lánh.”
Hòa thượng Tiến sỹ Somchai Tanawutdho cũng tin tưởng rằng chư Tăng trong các làng mạc và thành phố có thể giúp cư dân hối cải để quay về với con đường chân chính, đặc biệt là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Phật tử chiếm 95% dân số Thái Lan và chư Tăng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị và xã hội. Cho đến thập niên 80, mỗi gia đình đều có một nam nhân xuất gia. Kể từ thời điểm đó, Phật giáo đã bước vào giai đoạn suy thoái, ít có các cậu bé chọn con đường xuất gia. Từ tháng 6-2009, 5937 tự viện trở nên hiu quạnh.
Ông Sompong Luamsai, một cư dân tỉnh Surin cho biết: “Tại một ngôi chùa thuộc vùng Chaleakmogkol, vài năm nay không có sư và cư dân làng tôi không có một lãnh đạo tinh thần.”
Kết quả của sáng kiến của chính phủ và lãnh đạo Phật giáo là, chư Tăng đã hiện diện trở lại trong các tự viện và hiện đang chăm sóc đời sống tâm linh cho các cộng đồng. “Mỗi ngày, chúng tôi nghe chư Tăng cầu nguyện và các Phật tử đã đến chùa tụng kinh niệm Phật trở lại,” ông Sompong Luamsai phấn khởi nói.
Theo ý kiến của ông thì kể từ khi chư Tăng đến đó hoằng pháp, đã ít có vấn đề phức tạp xảy ra trong làng và đã có sự quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo.