Thái Lan điều tra về các khoản viện trợ cho nhà chùa

GNO - Văn phòng Quốc gia Phật giáo (NOB) sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt để mở rộng cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng trong kế hoạch viện trợ cho các ngôi chùa trên toàn quốc.

Động thái này được tiết lộ bởi Tổng giám đốc NOB Pongporn Pramsaneh hôm 12-6 sau khi gặp Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Ormsin Chivapruck để thảo luận vụ tố cáo tham nhũng liên quan đến 4 viên chức nhà nước bị nghi là đã biển thủ 60 triệu baht trong quỹ bảo trợ chùa chiền.

c1_1267283_170613043756_620x413.jpg


Tổng giám đốc NOB Pongporn Pramsaneh tiết lộ thông tin với báo giới

Trung tá Pongporn cho biết ông Ormsin đã bày tỏ sự quan tâm của mình và đã ra lệnh cho NOB thành lập một ủy ban đặc biệt để mở rộng cuộc điều tra bao phủ toàn bộ ngân sách của chương trình viện trợ không hoàn lại.

Tổng giám đốc NOB giải thích rằng văn phòng hiện đang trợ cấp cho các ngôi chùa Phật giáo trên toàn quốc với mức 4 tỷ baht mỗi năm. Ngân sách phần lớn được phân bổ theo 4 cách.

Văn phòng hỗ trợ 500 triệu baht để duy trì hoạt động của các ngôi chùa; 1,9 tỷ baht hỗ trợ giáo dục tôn giáo cho các nhà sư Thái Lan và một khoản tiền 600 triệu baht nhằm thúc đẩy các hoạt động tôn giáo nhằm truyền bá Phật giáo. Khoảng 1 tỷ baht là quỹ trợ cấp cá nhân cho các nhà sư.

Ông Pongporn cho biết cuộc điều tra của NOB và cảnh sát hiện nay chỉ bao gồm ngân sách liên quan đến việc duy trì nhà chùa, vì vậy Bộ trưởng Ormsin yêu cầu NOB điều tra sâu hơn về kinh phí giáo dục và thúc đẩy các hoạt động tôn giáo vì ông nghi ngờ nhiều bất thường hơn đối với các khoản tài trợ này.

"Sau khi ủy ban đặc biệt được thành lập, bất kỳ quan chức nhà nước hay nhà sư nào bị phát hiện tham gia vào bất kỳ vụ biển thủ và bị kết án sẽ bị truy tố theo luật pháp, nếu là nhà sư, họ cũng sẽ bị kiểm tra bởi các nhà sư của nhà chùa. Nếu họ là quan chức NOB, họ sẽ phải đối mặt với án kỷ luật", ông nói.

Ông Pongporn thừa nhận rằng hầu hết các chùa ở Thái Lan vẫn thiếu hệ thống kế toán thích hợp, với tiền và tài sản trên toàn quốc được giám sát bởi trụ trì của các chùa.

Mặc dù có một quy định cấp bộ đòi hỏi các chùa phải có người giám sát tài khoản cho họ, nhưng hầu hết các hệ thống kế toán ở chùa đều thiếu tổ chức và có xu hướng không minh bạch.

Ông nói: "Nếu chúng ta muốn cải cách hệ thống này, chúng ta có thể phải đề xuất sửa đổi pháp luật để điều chỉnh hệ thống kế toán nhà chùa để được minh bạch và hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam cho biết ông và ông Ormsin đã nói về những kêu gọi công khai về việc tiết lộ tài sản của nhà chùa để đảm bảo tính minh bạch.

Ông nói rằng NOB và Hội đồng Tăng-già Tối cao Thái Lan sẽ được yêu cầu đưa ra các hướng dẫn thực hành. Phó Thủ tướng cho biết cần có biện pháp bảo đảm sự minh bạch tài sản của nhà chùa.

Hành động này không được trái với luật pháp hoặc nội quy của các nhà sư Phật giáo hoặc làm tổn thương tình cảm của người dân, ông nói.

Ông nói mặc dù người chăm sóc chùa chiền, về nguyên tắc, được giao nhiệm vụ chăm sóc tiền bạc, nhưng một số ngôi chùa lại không đề cử họ. Một số người chăm sóc không thể giải quyết vấn đề này vì có những con người có ảnh hưởng khác điều khiển công việc của nhà chùa, ông nói.

Thiếu tướng Kamol Reanracha, trưởng phòng cảnh sát chống tham nhũng (CCD), cho biết 4 quan chức của NOB đã bị buộc tội sai trái và biển thủ trong vụ bê bối tham ô nhà chùa. 4 thường dân khác cũng liên quan đến hành vi phạm tội.

Trong số đó có cựu tổng giám đốc của NOB và phó giám đốc cơ quan này, ông nói thêm, được báo cáo đã ra nước ngoài.

Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) sẽ được liên lạc trong tuần này để xem xét lý do phạm tội đối với các quan chức liên quan.

Một sĩ quan NOB và một cựu nhân viên khác của cơ quan này đã thừa nhận những cáo buộc, tướng Polan Kamol nói.

Theo Thiếu tướng Kamol, cho đến nay đã có 12 ngôi chùa ở Lampang, Phetchaburi, Amnat Charoen, Lamphun và Ayutthaya bị nghi ngờ tham gia vào việc biển thủ quỹ bảo trì.

Ông cho biết, CCD sẽ điều tra hơn 100 ngôi chùa bị nghi ngờ lạm dụng quỹ nhà nước trên toàn quốc. Vụ tai tiếng có thể gây ra thiệt hại lên tới 600 triệu baht.

Trong khi đó, ông Paiboon Nititawan, cựu Chủ tịch Hội đồng Cải cách Quốc gia về cải cách Phật giáo, cho biết ông sẽ đệ đơn lên Ủy ban Chống Tham nhũng của khu vực công (PACC) trong tuần này yêu cầu điều tra các trụ trì của 12 ngôi chùa bị cáo buộc tham gia biển thủ.

Ông Paiboon nói rằng có một số căn cứ để điều tra bởi vì tất cả các trụ trì là những người giám sát các tài khoản ngân hàng của nhà chùa. Khi tất cả các khoản tiền bất hợp pháp được chuyển đến nhà chùa và nhà chùa đáp trả 75% số tiền cho bọn người biển thủ, tất cả các giao dịch đều cần chữ ký của họ.

Ông nói: "Các vị trụ trì không thể phủ nhận sự tham gia của họ, họ chắc chắn tham gia vào mạng lưới", ông nói.

"Tất cả các bên liên quan đến mạng lưới tham nhũng này đều phải bị trừng phạt vì họ đã lấy cắp tiền từ các khoản thuế do mọi người Thái Lan đóng", ông nói.

Ông Paiboon nói thêm: "Chúng ta nên cải cách quản lý tài chính của tất cả các ngôi chùa để ngăn chặn lịch sử lặp lại".

Văn Công Hưng (theo Bưu điện Bangkok)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hình chỉ mang tính minh họa

Chay và mặn

GNO - Vợ tôi nói: Hôm nay mùng một, em nấu vài món chay thật ngon, anh có thể mời bạn về dùng bữa cho vui. Tôi cười khi nghĩ rằng hôm nay vợ tôi thật “biết điều”.
Phật lịch được tính như thế nào?

Phật lịch được tính như thế nào?

GNO - Gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh về việc ghi Phật lịch trên các sự kiện của Giáo hội, gây ngộ nhận rằng Phật lịch được tính theo... năm mới Tây lịch, hoặc âm lịch... Vậy theo Phật giáo, cách tính Phật lịch thế nào là đúng và thời gian thay đổi Phật lịch từ lúc nào?

Thông tin hàng ngày