Thái Lan: Hội thảo quốc tế về “Truyền bá Phật giáo Theravada trong thế kỷ 21”

(GNO- Bangkok): Để chúc mừng sinh nhật lần thứ 97 (ngày 3-10) của Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan - Đại lão Hòa thượng Somdet Phra Nyanasamvara, Đại học Phật giáo Mahamakut phối hợp với Hiệp hội Đại học Phật giáo Theravada tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế về “Truyền bá Phật giáo Theravada trong thế kỷ 21” trong 2 ngày 30-9 và 1-10 tại Cung Hội nghị Sujib Punnyanubhap ở Salaya, Nakhon Pathom, Thái Lan.
hoinghipg.jpg

Hội nghị cũng nhằm kỷ niệm 117 năm thành lập Đại học Phật giáo Mahamakut, đại học Phật giáo đầu tiên của Thái Lan. Đại học này do Nhà vua Rama V thành lập ngày 1-10-1893 để thúc đẩy phát triển giáo dục Phật giáo và truyền bá rộng rãi truyền thống Phật giáo Theravada ở Thái Lan cũng như trên thế giới.

Theravada là truyền thống Phật giáo cổ xưa nhất vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Hoàng đế Asoka đã truyền bá truyền thống Phật giáo này từ Ấn Độ ra thế giới trong thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch. Qua hàng thế kỷ, truyền thống Phật giáo Theravada đã trở thành nền tảng triết lý căn bản cho nền văn minh châu Á, và truyền bá khắp nơi trên thế giới.

Do quá trình toàn cầu hóa dẫn đến sức mạnh của nền công nghệ hiện đại đã tích cực góp phần vào việc truyền bá tất cả mọi truyền thống Phật giáo nhanh chóng hơn, nên những nguyên lý của Phật giáo đã ảnh hưởng hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại, từ giáo dục đến giải trí.

Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là ảnh hưởng của Phật giáo Theravada, mà có thời đã chiếm ưu thế trên thế giới so với các truyền thống Phật giáo khác, gần đây bị lu mờ phần nào bởi sự vươn lên và sự phổ biến rộng rãi của truyền thống Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa.

Vấn đề này đặt ra cho các nhà nghiên cứu câu hỏi về phương pháp đang được truyền bá của Phật giáo Theravada, từ đó tìm ra nguyên nhân thiếu thành công trong công cuộc truyền bá truyền thống này.

Khi ra nước ngoài, các nhà truyền giáo Theravada nguyên quán Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan đã nỗ lực xây dựng các tự viện trở thành những trung tâm văn hóa, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho cộng đồng sắc tộc của họ hơn là hướng đến việc truyền bá Phật giáo Theravada cho cư dân bản địa của quốc gia đó.

Thế giới hiện đại được miêu tả là thế giới phẳng, nhưng sự thật của vấn đề này như thế nào?

Để thảo luận những vấn đề mà Phật giáo Theravada đang phải đối mặt và gặp trở ngại đối với công tác hoằng pháp trong thế giới ngày nay, Đại học Phật giáo Mahamakut đã mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia thảo luận chủ đề “Truyền bá Phật giáo Theravada trong thế kỷ 21”.

Trong số các chuyên gia, nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới tham dự hội nghị quốc tế này có Giáo sư Tiến sĩ Richard Gombrich - sáng lập Trung tâm Phật học Oxford (Anh quốc), Tiến sĩ Keshab Shakya - nhà nghiên cứu Phật học Nepal; Thượng tọa Giáo sư Tiến sĩ Dhammapiya - giáo sư Đại học Truyền bá Phật giáo Theravada (Myanmar), Tiến sĩ Titus Leber - nhà văn Áo, đạo diễn điện ảnh và người sáng tạo truyền thông đa phương tiện, Tiến sĩ Gregory Sharkey SJ - giáo sư nghiên cứu tại Đại học Boston (Hoa Kỳ) và là tiến sĩ Đông phương học từ Đại học Oxford, Tiến sĩ Dion Oliver Peoples - giảng viên Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (Thái Lan), và Thượng tọa Tiến sĩ Anil Sakya, giảng viên Đại học Phật giáo Mahamakut.

Truyền thống Phật giáo Theravada đang bị suy yếu trong thiên niên kỷ mới? Hội nghị đặc biệt này chắc chắn sẽ để lại một dấu chấm hỏi cho tất cả Phật tử Theravada suy niệm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày