Lễ hội này có từ lâu đời và thường diễn ra từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 hàng năm. Nguồn gốc của truyền thống này phát xuất từ cư dân trong làng thuộc quận Dok Kham Tai, Chiang Kham, Chun ở tỉnh Phayao và quận Thoeng, Wiang Chai, Muang của tỉnh Chiang Rai..., nhưng vì lãnh thổ của họ bị ảnh hưởng thiên nhiên, nên phải di cư sang nhiều nơi, không tiếp dục duy trì được mãi đến 8 qua, truyền thống lễ hội này mới được khôi phục lại. Mục đích của lễ hội là xây dựng tình thân ái, đoàn kết, cúng dường làm phúc… Trong ngày lễ, các gia đình Phật tử chuẩn bị điêu khắc những cây nến thật đẹp, những bữa ăn thuần khiết, bánh trái và nhiều phẩm vật cúng dường để dâng cúng những ngôi chùa trong địa phương. Một số dân làng đọc tụng những bài thơ, kệ nói về lịch sử của đức Phật và tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống Phật giáo. Ngoài ra, có tổ chức thi ngâm thơ cho những người yêu thích.
Cụ Samarn Buajoy, 70 tuổi, nói: “Hoạt động trong lễ hội dâng cúng đèn nến ở mỗi làng là truyền thống độc nhất của người đông bắc. Trọng tâm của buổi lễ là thắt chặt mối quan hệ giữa người đông bắc lại với nhau. Cho dù họ ở nơi nào, trong ngày lễ, các gia đình thường đưa con cháu của họ đến dự lễ nên truyền thống này ngày càng được phát huy.”