Thanh Hóa: Hai chùa vừa đặt đá xây dựng

GNO - Sáng 14-5, chùa Vạn  Linh (xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) long trọng tổ chức lễ đặt đá xây dựng ngôi đại hùng bảo điện, có sự tham dự, chứng minh của chư tôn đức Thường trực BTS PG tỉnh.

a thanh hoa 1.jpg


Nghi thức chào cờ - khai mạc buổi lễ tại chùa Vạn Linh

Tại buổi lễ, ĐĐ.Thích Nguyên Từ, trụ trì chùa Vạn Linh cho biết - chùa Vạn Linh hay còn gọi là chùa Mun, nức tiếng xa gần, nhưng tiếc rằng biến cố chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, trong khi sức người có hạn nên cảnh xưa đã mai một quá nhiều. 

Gần đây, trong lúc canh tác bà con Phật tử tìm thấy trên nền đất chùa có bát hương, tượng Phật đất nung, qua đó chứng minh chùa Vạn Linh là một ngôi cổ tự có cả nghìn năm tuổi. Đặc biệt vào năm 1808 thời vua Gia Long niên hiệu thứ 7, triều đình có tổ chức kì thi chọn những người tu hành chân chính để giúp đạo giúp đời.

Tại cuộc thi này ngài Hàn Công Tôn pháp danh Thích Tính Ân được ban sắc phong kèm theo đó là tượng Phật, y mũ cà-sa và kinh sách.

Sau 50 mươi năm chùa bị mai một, được nhân dân đặc biệt là con em họ Hàn gìn giữ, đến nay đã được rước trở về thờ phụng, trưng bày tại chốn cũ.

Đến thời vua Bảo Đại, chùa Phật Học (TP.Thanh Hóa) đúc một chuông đồng sau đó tặng cho chùa Vạn Linh (nay đang lưu giữ tại nhà truyền thống huyện). Trong hai cuộc kháng chiến, chùa ngoài là địa chỉ tâm linh còn là nơi trau dồi lòng yêu nước với nhiều việc làm gìn giữ non sông.

Theo các dấu mốc lịch sử đó cho thấy ngôi chùa này, trước đây có bảy đời sư trụ trì và là trung tâm Phật giáo của một vùng rộng lớn.

Hòa bình lập lại, ngôi chùa Vạn Linh đã không còn như cũ, nhưng khói hương nguyện cầu - mong ước khôi phục chùa vẫn không ngừng lan tỏa đến hôm nay.

a thanh hoa 3.jpg


ĐĐ.Tâm Đức - Trưởng BTS PG tỉnh Thanh Hóa tặng hoa chúc mừng tới ĐĐ.Nguyên Từ

a thanh hoa 2.jpg
Niệm hương cầu nguyện - gia trì cho Phật sự xây chùa Vạn Linh được thành tựu

Trong niềm vui kính mừng Đức Phật đản sinh, chùa Vạn Linh và nhân dân xã nhà, con em xa quê trở về, cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử, người cảm mến đạo Phật thập phương, long trọng tổ chức lễ đặt đá xây dựng chùa với kinh phí xây dựng tổng cộng 11,8 tỉ đồng.

M.Tông

* Trước đó, sáng 13-5, chùa Mèo (Đỉnh Miêu thiền tự) ở thôn Chiềng Ban, xã Quang Hiến, H.Lang Chánh, Thanh Hóa cũng tổ chức lễ đặt đá - phạt mộc xây dựng ngôi chánh điện.

ĐĐ.Thích Nguyên Hải, Trưởng BTS huyện Lang Chánh, trụ trì chùa Mèo đã giới thiệu về chùa Mèo, cho biết đây là một trong những ngôi chùa ở miền núi hình thành và phát triển với vô vàn khó khăn, trắc trở.

Chùa cách TP.Thanh Hóa hơn 100km về phía Tây Nam, có từ thế kỷ XIII - là địa danh lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược vào đầu thế kỷ XV (1417-1428) của anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.

a thanh hoa 4.jpg


HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn đức niệm hương cầu nguyện

Năm 2013 là dấu mốc quan trọng đánh dấu ánh sáng của Phật pháp về đây: được sự đồng thuận của BTS PG tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh, ĐĐ.Nguyên Hải về đây khơi lại nguồn thiền, trùng hưng Tam bảo, cùng với chính quyền địa phương phục dựng lại di tích lịch sử chùa Mèo. Năm 2014, Ban Trị sự GHPG huyện Lang Chánh được thành lập cũng là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển hòa  hợp của Phật giáo huyện nhà trong dòng chảy Phật giáo tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay, số lượng Phật tử quy tựu về chùa Mèo ngày một thêm đông. Người dân của địa phương cũng bắt đầu hiểu biết Phật pháp và tiếp nhận qua hệ thống thông tin Internet, trang phatgiaolangchanh.com và sách báo nên cũng tìm đến tu học, tụng kinh, niệm Phật, tu một ngày...

Tuy nhiên, chánh điện hiện nay nhỏ bé và chật chội, vì nhà xây dựng chủ yếu bằng tre lâu ngày nên một số bộ phận bị mục, bị mối mọt, thiếu an toàn, không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu tu học và chiêm bái ngày càng đông đảo của các Phật tử.

a thanh hoa 6.jpg
a thanh hoa 5.jpg


Nghi thức sái tịnh, đặt đá và phạt mộc xây dựng chùa Mèo

Nhờ sự gia hộ của Tam bảo, đạo tâm nhiệt thành của người con Phật, sự phát tâm ủng hộ của quý mạnh thường quân, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm cùng nhân dân Phật tử chung tay góp sức, phát tâm công đức, chung vai sát cánh với chư Tăng trùng hưng xây dựng ngôi đại hùng bửu điện - với diện tích xây dựng nhà Tam bảo là 550m2 và 270m3 gỗ, dự kiến kinh phí là 17 tỷ đồng.

H.Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày