Thành phố này “lạ” lắm!

Khoảng lặng của Sài Gòn Covid-19 - Ảnh: Trần Thế Phong
Khoảng lặng của Sài Gòn Covid-19 - Ảnh: Trần Thế Phong
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Quả thực thành phố này “lạ” lắm, nơi người ta vẫn dễ dàng bắt gặp một người tử tế từ những việc rất nhỏ, như là nhắc nhẹ ai đó quên gạt chân chống xe lên.

Vâng, thành phố thật “lạ”, khi đi trên đường, từ ngoại ô đến trung tâm, thi thoảng lại thấy một bình trà đá miễn phí. Với cái góc quen thuộc đó, người giấu tên của phố đã âm thầm và miệt mài làm việc tiếp nước cho người lỡ đường ngày này qua tháng khác. Cứ vậy mà giúp cho biết bao người, từ chú xe ôm đến người nhặt ve chai, bán vé số dạo… đỡ cơn khát trên đường mưu sinh.

Cái “lạ” của thành phố còn là khi, ở đâu đó trên quê hương Việt Nam có sự cố, từ bão lũ đến lở đất; nắng hạn gây nhiễm mặn, nhiễm phèn… thì những bàn tay lại chung góp, san sẻ. Mỗi người một ít, nhiều bàn tay vỗ nên kêu, cứ vậy mà mỗi năm đến mùa bão lại thấy tình người ấm áp dâng lên ở thành phố này. Bao nhiêu mái nhà, cây cầu, con đường, trường học, suất học bổng, quà cho người già neo đơn, trẻ cơ nhỡ… đã được trao, được xây từ chính lòng bao dung của người thành phố.

Trong đợt vận động đóng góp cho Quỹ vắc-xin Covid-19, có cụ bà được con gái cho 500.000 đồng dằn túi đã bắt xe ôm chở từ quận 8 đến điểm tiếp nhận. Đưa số tiền ra và xin thối 100.000 đồng trả tiền xe, cán bộ hỏi thăm rồi cảm kích bao xe cho bà về. Cái tình cái tâm ấy thật “lạ” khiến ai nghe cũng xúc động, đủ khích lệ người khác cùng chung chia sẻ, “của ít lòng nhiều mà hen”.

Góc chia sẻ từ khoai giải cứu ở Sài Gòn, ảnh cộng đồng mạng xã hội lan truyền mạnh trong tối 14-6, được biết ở số 2 Cao Thắng, Q.3, TP.HCM

Góc chia sẻ từ khoai giải cứu ở Sài Gòn, ảnh cộng đồng mạng xã hội lan truyền mạnh trong tối 14-6, được biết ở số 2 Cao Thắng, Q.3, TP.HCM

Thành phố “lạ” đến mức, ngay khi mình đang phải khó khăn chống dịch với những đợt giãn cách dài ngày, hàng quán đóng cửa, nhưng vẫn giải cứu khoai lang tím, bán hộ thanh long cùng những nông sản khác của bà con tỉnh khác. Những tấm lòng chung tay góp sức và cả tiền bạc, xong rồi lặn lội xuống tận quê để chở hàng giải cứu về tặng cho bà con nghèo khác nơi thành phố. “Khoai lang tím rất ngon từ bà con Đồng Tháp mến tặng người dân Sài Gòn”, “xin lấy vừa đủ” còn dặn “nhớ giữ khoảng cách, tuân thủ 5K”. Nhận quà mà không khiến người ta cảm thấy ngại ngùng, thật quá dễ thương.

Thành phố đó, nơi tôi đang sống và thọ ơn. Có những người đã giúp đỡ mình bằng cách này, cách khác, trong khi mình khó khăn nhất. Như thời sinh viên, có bà chủ trọ đã không lấy tiền nhà còn nấu cho ăn gần nửa năm, xởi lởi bảo “hồi nào có tiền thì gửi, lo học hành cho giỏi đi”.

Ai đã sống ở thành phố này hẳn sẽ yêu con người nơi đây. Ai cũng dặn lòng “sống tử tế” vì đó là bản chất của người Sài Gòn. Ý niệm đó truyền trao, tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nhờ vậy mà có lúc đang đi ngoài đường, thấy ông già mù bán vé số ở một ngã tư Phạm Văn Đồng tính ghé mua hộ thì có một bạn trờ tới trước. “Cháu gửi ông hộp cơm”, người nhận người trao đều vui vẻ. Thanh niên ấy chắc là 9x, có khi còn trẻ hơn.

Ảnh tác giả

Thành phố thật “lạ”, khi mình cũng đang “bị thương” nhưng vẫn đau đáu nghĩ về nơi khác, nghĩ cho người khác. Có lẽ vì thành phố luôn biết cúi đầu, nhìn xuống nên thấy được cái khổ của người khác, nơi khác, thấy mình còn có thể bao dung nhiều hơn nữa.

Lưu Đình Long

Góc phố nào ở thành phố này không lưu dấu chân người tứ xứ? Những con người xa tít ngoài vùng núi phía Bắc đến thủ đô, rồi miền Trung, Tây nguyên hay tận miền đất mũi đã đến đây và được phố cùng người cưu mang. Một chỗ làm máy lạnh chạy mát lành với công nghệ cập nhật. Hay một góc nhỏ bán bánh da lợn cốt dừa hay bánh tiêu, xe bánh mì, hủ tiếu… Tất cả đã nuôi sống bao con người và nhen lên mơ ước đổi đời cho bao gia đình. Có những cử nhân, bác sĩ, kỹ sư hay cả tiến sĩ… cũng đã từng bắt đầu đến phố với hai bàn tay trắng. Thành phố “lạ” lắm, chỉ cần ai cố gắng thì sẽ không bao giờ phụ người ấy.

Còn nữa, thành phố thật “lạ”, khi mình cũng đang “bị thương” nhưng vẫn đau đáu nghĩ về nơi khác, nghĩ cho người khác. Có lẽ vì thành phố luôn biết cúi đầu, nhìn xuống nên thấy được cái khổ của người khác, nơi khác, thấy mình còn có thể bao dung nhiều hơn nữa.

Những ngày này, mọi người ở đây, Sài Gòn - TP.HCM lại tiếp tục nỗ lực để bước thêm hai tuần giãn cách với niềm tin: rồi tất cả sẽ bình an, nhất định sẽ chiến thắng…

Mời bạn đọc chia sẻ chuyện tử tế giữa Sài Gòn mùa giãn cách

Sài Gòn - TP.HCM chưa bao giờ như hiện nay, phải thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố trong 30 ngày để nỗ lực dập tắt đợt dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam.

Có người nói Sài Gòn đang “bịnh” không phải là không có lý, dẫu vậy Sài Gòn vẫn tử tế, vẫn dành những sẻ chia với nhau và với những nơi khác. Những người thương Sài Gòn - TP.HCM những ngày này đều trăn trở nghĩ về chuỗi cách ly 15 ngày từ 31-5 rồi thêm 2 tuần nữa để chống dịch, biết bao khó khăn, bao nhiêu thiệt hại. Thành phố đang quyết tâm, người dân chung lòng, và đâu đó, người ở Sài Gòn vẫn lạc quan...

Chưa bao giờ Thành phố phải như hiện nay, thông tin các ca nhiễm cộng đồng vẫn chưa lắng xuống, các khu phong tỏa liên tục được cập nhật sáng, trưa, tối…

Trong hoàn cảnh đó, những hành động sẻ chia, nâng đỡ và dìu nhau qua cơn khó khắp các nẻo đường của Thành phố phần nào làm ấm lòng người, dù Sài Gòn - TP.HCM chưa bao giờ ta thán, kêu gọi…

Nếu là người “hữu duyên” từng đến, hoặc đang sinh sống, làm việc tại đây, gắn phần đời mình nơi thành phố - là người Sài Gòn, trong thời gian giãn cách xã hội này, bạn có thể chia sẻ những mẩu chuyện tử tế mà mình tai nghe mắt thấy, hay những suy tư, lời nhắn gửi, sự khích lệ… trong ý nghĩ đồng hành cùng Sài Gòn - TP.HCM đẩy lùi Covid.

Bài viết của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày