Thất bại của Năm du lịch Lâm Tỳ Ni 2012

GNO - Năm du lịch Lâm Tỳ Ni 2012 (VLY-2012) đã không thành công trong việc liên kết với hệ thống các địa danh Phật giáo nổi tiếng quanh Lâm Tỳ Ni mặc dù Chính phủ đã công bố năm 2012 là Năm chiến dịch quốc gia với mục tiêu thu hút hàng triệu khách du lịch và gây quỹ vì sự phát triển của Lâm Tỳ Ni.

Có khoảng một chục hệ thống địa danh Phật giáo ở Kapilbastu, Rupandehi và các huyện ở Nawalparasi liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đã không thể vươn dậy được khi Quỹ Phát triển Lâm Tỳ Ni không thể mang lại bất kỳ chương trình nào nhằm phổ biến và phát triển ở những nơi đây.

Lam Ty Ni.jpg

Lâm Tỳ Ni, nơi lưu dấu Đức Phật đản sanh

Những nơi này không thấy hiệu quả của VLY-2012 mang lại do thiếu các hoạt động quảng cáo, cơ sở hạ tầng không đầy đủ và sự thờ ơ của chính phủ.

VLY thậm chí đã không đụng đến Tilaurakot thuộc Kapilbastu, nơi Đức Phật đản sinh và trải qua những ngày thơ ấu của Ngài, mặc dù đã có các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy khu vực Lâm Tỳ Ni sau tuyên bố của VLY.

Đức Phật đã trải qua 29 mùa xuân đầu tiên của Ngài ở Tilaurakot. Nơi đây bây giờ bị bao phủ bởi cây to và cỏ dại, thậm chí khách du lịch đến đây có thể không tìm thấy nhà khách để nghỉ ngơi, không có sách hướng dẫn cung cấp thông tin chi tiết về các địa danh Phật giáo ở đây, một người dân địa phương cho biết.

Khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới đều cảm thấy xúc động trước nơi Đản sinh của Đức Phật. Tuy nhiên, những nơi như Gotihawa và Niglihawa, nơi hoàng đế A Dục đã cho xây dựng một cột đá, đã trở thành một đồng cỏ.

Ngân sách đã không được phân bổ cho việc thực hiện VLY từ trung tâm và các chương trình thuộc cấp quận huyện đã không được thiết lập cho mục đích thúc đẩy các trung tâm Phật giáo, ông Madhav Acharya, Giám đốc Chi nhánh Quỹ Phát triển Lâm Tỳ Ni, nói.

Tuy nhiên, lối vào biên giới Nepal - Ấn Độ, Chakarchauraha, đã được xây dựng theo sáng kiến ​​của Ủy ban Phát triển quận, ông nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày