Thí sinh: "Đề thi khó hơn hội thi lần trước"

Giác Ngộ - Tại Hội thi Giáo lý cấp thành phố sáng nay (24-7) tại chùa Phổ Quang, PV.Giác Ngộ có cuộc tiếp ngắn với thí sinh ngay sau khi phần thi thứ 2 kết thúc. Đa số thí sinh cho biết đều hoàn thành tốt bài thi, tuy nhiên nhiều thí sinh cũng tỏ ra lo lắng với kết quả làm bài.
>>> 2.248 thí sinh bước vào Hội thi Giáo lý TP.HCM năm 2011
>>> Chùm ảnh cuộc thi Giáo lý cấp TP

* Phật tử Tạ Thị Loan, Pháp danh Diệu Phương, 58 tuổi, chùa Xá Lợi (Q.3): “Đề thi khó hơn hội thi lần trước”.

Năm rồi, tôi tham dự hội thi này và đạt loại khá. Năm nay, tôi tình nguyện đăng ký thi tiếp để kiểm tra lại kiến thức Phật pháp của mình. Tôi thấy kỳ thi năm nay khó hơn năm trước, thời gian ôn ít nên phải tập trung học bài nhiều.

DSCF2183.JPG

Phật tử Tạ Thị Loan - Ảnh: Hoa Hương

Phần trắc nghiệm thì khó, còn phần bài luận với chủ đề là “Nhân quả” so với Phật tử thuần thành thì đây không phải khó lắm. Qua hội thi giúp cho Phật tử chúng tôi ứng dụng quy luật nhân-quả thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, nhìn vào “quả” sẽ biết “nhân” để có sự tu tập cho tốt.

Hội thi cũng góp phần tăng thêm cơ hội để Phật tử kiểm chứng mức độ hiểu Phật pháp đạt đến đâu để tiếp tục phấn đấu học, hiểu Phật pháp và áp dụng vào đời sống hằng ngày. Với kết quả dự đoán kỳ thi này tôi sẽ đậu nhưng không cao.

* Phật tử Võ Thị Kim Anh, pháp danh Diệu Kim, 80 tuổi, chùa Khánh Vân (Q.11): “Thầy ôn kỹ nên làm bài tốt phần trắc nghiệm.

Ngồi cạnh hai bên Diệu Kim là Phật tử Hoa Thiện, 60 tuổi và Phật tử Diệu Quang, 58 tuổi học cùng chùa. Theo lời các Phật tử này, do học bài đầy đủ nên làm bài thi rất tốt, khả năng đậu rất cao. Tuy nhiên, đối với họ đã lớn tuổi mà phần thi viết bài luận chỉ 40 phút là ngắn.

DSCF2189.JPG

Phật tử Võ Thị Kim Anh - Ảnh: Hoa Hương

Vì vừa phải mất thời gian suy nghĩ để làm bài đúng và viết chữ hơi chậm nên phần thi này điểm không đạt lắm. Chúng tôi cùng có chung đề nghị, Ban Tổ chức nên tổ chức thi thường xuyên hằng năm và nhiều kỳ trong năm, để tránh tình trạng tập trung quá đông. Mặt khác, chúng tôi có cơ hội học tập và tìm hiểu Phật pháp cùng với chư tôn đức.

* Phật tử Trương Quang Đạo, Pháp danh Nguyên Thông, chùa Phước Thạnh (quận Tân Phú):Thời gian thi nên dài và có sự cách xa thời gian giữa các cấp

Tôi hiện đang làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ, phụ trách bộ phận phần mềm công nghệ thông tin. Đợt thi cấp quận cách đây 1 tháng, tôi đạt được 90 điểm. Hội thi giúp các thí sinh có điều kiện tìm hiểu giáo lý, để củng cố thêm niềm tin vào Phật pháp. Tuy nhiên, nên có sự cách xa thời gian vì giữa 2 cấp thi cận kề nên Phật tử không có thời gian học bài, mà thi theo kiểu học bài thì khó đo lường chất lượng, như thế chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”.

DSCF2191.JPG

Phật tử Trương Quang Đạo - Ảnh: Hoa Hương

Cả gia đình của tôi gồm cha mẹ ở Quảng Ngãi đều là Phật tử và gia đình hiện tại của tôi ở TP.HCM (gồm 4 thành viên) cũng đã quy y Tam bảo. Tôi hy vọng năm sau Ban Tổ chức tiếp tục tổ chức, tôi sẽ đưa bà xã đi thi và tôi cũng sẽ thi để tu dưỡng kiến thức Phật học.

* Hồ Thị Thanh Tâm, 11 tuổi, chùa Linh Sơn, quận 1, TP.HCM: "Em được giao lưu tiếp xúc với nhiều bạn Phật tử".

Sau cuộc thi, em thấy bộ đề thi tương đối khó, nhưng nhiều câu hỏi đã được ôn trong bộ đề nên em làm được 90%. Em hy vọng sẽ được điểm cao trong kỳ thi này. Sau khi thi xong, em cảm thấy vui tuy nhiên cũng lo lắng cho kết quả của mình.

Thanh Tam.JPG

Em Hồ Thị Thanh Tâm - Ảnh: Thanh Minh

Em nghĩ rằng, cuộc thi này nên được tổ chức hàng năm. Bởi vì qua cuộc thi, em được giao lưu tiếp xúc với nhiều bạn Phật tử. Đồng thời, cuộc thi cũng đã hướng em đến một cách sống tốt đẹp hơn.

* ĐĐ.Thích Quảng Lực: "Không có thí sinh nào vi phạm quy chế"

Công tác giám thị diễn ra trong suốt buổi thi được thực hiện một cách nghiêm túc, không có thí sinh nào vi phạm quy chế nhưng bên cạnh đó, còn trao đổi nhiều.

Do hội trường nhỏ mà lượng thí sinh lại đông việc hướng dẫn thí sinh làm bài thi môn trắc nghiệm còn gặp khó khăn, hầu hết các thí sinh đều lớn tuổi chưa quen với cách thi này nên việc đánh dấu vào bảng kết quả hầu như phải hướng dẫn lại rất nhiều lần.

IMG_1729.JPG

ĐĐ.Thích Quảng Lực,
Tổng Giám thị hội thi - Ảnh: Quảng Hậu

Nhìn chung, không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra trong suốt thời gian thi. Đây là thành quả của công tác chuẩn bị một cách thấu đáo, cũng như sự nỗ lực của Ban Tổ chức hội thi nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và 60 năm Gia đình Phật tử.

Quảng Hậu ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày