Thực hư về bài báo liên quan bé trai bị bỏ ở chùa

GNO - Liên quan đến sự việc cháu Phạm Đức Lộc bị bỏ rơi ở cổng chùa Vạn Đức (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, Bến Tre) bị bệnh não úng thủy, được trụ trì chùa đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 (TP.HCM) chữa bệnh, trong những ngày qua, trang Đời sống Plus (báo Gia đình Việt Nam) đăng tải nhiều bài viết, đặc biệt là bài: “Bé trai bị bỏ rơi ở cổng chùa: “Tôi thăm bé không được vào, ca sĩ đến quyên góp lại được”, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng mạng.

Trong đó, có nội dung mà người thực hiện chủ yếu lấy cái cớ duy nhất là “cộng đồng mạng càng nghi ngờ khi xuất hiện thông tin chị Sương (một Phật tử tại chùa đang chăm bé - PV) “cố tình” giữ bé Lộc lại Việt Nam, không muốn đưa cháu sang Singapore chữa bệnh nên mới viện đủ lý do” để viết bài, không tiếp xúc với người trong cuộc mà chỉ qua quan sát phiến diện, kết luận cảm tính...

thay Le Hieu.jpg


Thầy Lệ Hiếu đang chăm sóc bé Lộc tại bệnh viện ở Singapore

Sự thật của việc này như thế nào? Phóng viên báo Giác Ngộ đã tìm hiểu vụ việc, trực tiếp nói chuyện với ĐĐ.Thích Lệ Hiếu, Phó BTS PG huyện Bình Đại, trụ trì chùa Vạn Đức - người trực tiếp nuôi dưỡng bé Đức Lộc, thầy Lệ Hiếu cho biết: “Bé Lộc bị bỏ rơi trước cổng chùa, lúc ẵm con vô là người tím tái. Như những đứa trẻ khác, tôi và mọi người sơ cứu, sau đó bồng con đến trạm y tế kiểm tra. Kiểm tra thì thấy bình thường, nhưng một tuần sau đó, có đoàn từ thiện xuống chùa tặng quà, khám bệnh - bác sĩ khám cho con thì bảo nghi con bị não úng thủy”.

Ngay sau đó, chùa đưa em lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám thì đúng là con bị bệnh, bác sĩ cho nhập viện ngay để tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, lúc lên bàn mổ thì cháu Đức Lộc bị sốt, không mổ được, kéo dài suốt thời gian hơn 2 tháng mới được mổ.

Tiền thuốc than cho con, bảo hiểm chỉ trả 60%, phần còn lại là mình tự lo (trong khi trang Đời sống Plus nói bảo hiểm trả toàn bộ - PV). Sau 2,5 tháng là tiền lo cho con cạn kiệt, tôi mới kêu gọi mọi người hỗ trợ. Khi số tiền đủ trang trải, tôi đã lên tiếng thông báo với mọi người là ngừng đóng góp cho con”, ĐĐ.Lệ Hiếu nói.

Thầy tiếp lời: “Tưởng rằng, con phẫu thuật xong, xuất viện là khỏe rồi. Nhưng vài ngày sau, con có chịu chứng bất thường, ẵm con trở lại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thì con sốt liên tục, co giật không giảm. Sốt ruột, tôi chuyển con qua Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì bác sĩ điều trị nói con bị nhiễm trùng nặng và kêu cho xuất viện. Không cam tâm để con chết như vậy, nghe nói bên Singapore có thể điều trị, tôi nhờ một số người quen tìm hiểu. Thấy khả quan, tôi về quê chứng giấy tờ, làm thủ tục, hộ chiếu cho con để chuyển con sang bên đó điều trị”.

Trong thời gian này, nhiều người biết đến hoàn cảnh của bé đã chia sẻ rộng rãi thông tin trên mạng xã hội facebook và kêu gọi quyên góp, đến thăm bé ngày càng nhiều.

“Chùa thì chỉ có một tài khoản, nhưng khi được mọi người vào thăm con, nói lại là có nhiều người nhân danh kêu gọi quyên góp cho bé Lộc, nhưng địa chỉ chuyển tiền không phải là tài khoản của chùa. Lúc này, tôi mới thông báo rộng rãi là chùa chỉ có một tài khoản và chỉ có duy nhất một mình tôi là đại diện hợp pháp cho các con. Rắc rối từ đây mà “ập” đến”, ĐĐ.Lệ Hiếu kể.

Về việc thăm bé Lộc như tờ Đời sống Plus viết, thầy Lệ Hiếu phân trần: “Mọi người từng nuôi người thân ở bệnh viện cũng biết, bệnh nhân cần có không gian và thời gian nghỉ ngơi. Trong thời gian bé Lộc bệnh, số người vào thăm rất nhiều, và khi phòng đã chật kín người rồi thì làm sao mà cho người vào thêm được nữa. Người ta không hiểu nên mới đặt câu hỏi: “Tại sao tôi thăm bé không được vào, ca sĩ đến quyên góp lại được”, chứ  sự thật nào phải vậy”!

Giọng trầm buồn, thầy Lệ Hiếu bày tỏ với PV Giác Ngộ: “Trong thời gian chạy giấy tờ cho con sang Singapore chữa trị, vừa lo cho tính mạng của con, vừa lo tiền bạc, lại vừa lắng nghe không biết bao lời thị phi. Nhiều người ác ý nói là mình giấu con, không đem con đi chữa trị, quanh co kéo dài thời gian ở Việt Nam để xin tiền từ thiện đút túi. Như trang Đời sống Plus đăng tải trích dẫn của chị tên Nga: “Tôi đã tìm được bệnh viện tốt nhất chữa về bệnh của con. Nhưng khi liên lạc với nhà chùa và chị Sương (người làm công quản tại chùa Vạn Đức, hiện đang đứng ra lo cho bé Lộc), mọi người có đồng ý cho con đi nhưng chỉ nói mà không thấy hành động gì”. Đọc xong những dòng này, tôi có phần tổn thương, vì những gì chị Nga nói và trang Đời sống Plus đăng tải sai sự thật trầm trọng”.

“Đã mấy ngày trôi qua, tôi vẫn còn ám ảnh cảnh nhiều người đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 quậy tưng bừng, đòi đứng ra tự lo cho bé Lộc. Thậm chí, khi đưa bé Lộc rời khỏi Bệnh viện Nhi Đồng 2 ra sân bay Tân Sơn Nhất để sang Singapore chữa bệnh, chúng tôi phải nhờ đến cả người hộ tống thì mới ẵm con đi an toàn”, thầy Lệ Hiếu trải lòng.

Số tiền điều trị cho cháu Lộc tại Singapore hiện tại đã lên đến hàng trăm triệu. Ước tính, số tiền điều trị cho cháu Lộc lên đến khoảng 2 tỉ đồng trong 2 tuần điều trị. Nhưng hiện tại, thầy Lệ Hiếu “không dám” lên tiếng kêu gọi quyên góp vì sợ bị hiểu sai. Và cũng vì số tiền cần quá lớn, thầy Lệ Hiếu chỉ còn biết liên hệ khắp nơi vay mượn.

Hỏi thầy Lệ Hiếu, trong hoàn cảnh như thế này, thầy có chùn bước, nao lòng? Thầy trả lời ngắn gọn: “Buồn có, mệt mỏi có, lo lắng có, nhưng phải cố gắng, tất cả vì con. Mặc dù có những người không hiểu mình, nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu mình và thương con thật lòng”.

Khi chúng tôi liên lạc với ĐĐ.Lệ Hiếu cũng là lúc thầy đang ở Singapore với bé Lộc. Hiện tại, bé Lộc đã được phẫu thuật và đang được các bác sĩ tại Singapore theo dõi sức khỏe.

Bài báo phiến diện

- Bà Đoàn Thị Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre: “Mái ấm Đức Quang thuộc chùa Vạn Đức được thầy Lệ Hiếu thành lập, là cơ sở bảo trợ trẻ em ngoài công lập được nhà nước công nhận. Ngoài số tiền nhà nước hỗ trợ cho các em, thầy còn chủ động mở thêm quán cơm chay để vừa gieo duyên, vừa kiếm thêm tiền để lo cho 97 em.

Từ ngày bé Đức Lộc bệnh, thầy vừa phải nuôi em trên bệnh viện, vừa chạy về chùa lo cho các em ở chùa. Tất cả 97 em ở đây đều được thầy nuôi đàng hoàng, cho ăn học đầy đủ và tất cả đều được thầy thương như tình thương của cha mẹ”.

- Ông Lê Văn Em, nguyên Trưởng ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre: “Thông tin mà trang Đời sống Plus đăng trong bài viết “Bé trai bị bỏ rơi ở cổng chùa: “Tôi thăm bé không được vào, ca sĩ đến quyên góp lại được” thật là ác ý, tội cho thầy Lệ Hiếu.

Từ ngày về hưu, ngày nào tôi cũng vào chùa, sát cánh với thầy phụ lo cho các cháu. Tôi biết rõ, từ lúc bé Đức Lộc bị bỏ trước cổng chùa, thầy Lệ Hiếu lượm vào nuôi, cho đến khi bệnh, nằm bệnh viện, thầy Lệ Hiếu luôn chăm sóc bé bằng cả tình yêu thương. Chùa lo cho bé Đức Lộc suốt mấy tháng, rồi phải lo cho 96 bé còn lại ở chùa, mà trong 96 bé này cũng có bé đang bệnh rất nặng, nên kinh phí hạn hẹp, thầy Lệ Hiếu mới vận động.

Bé Đức Lộc điều trị mấy tháng trên bệnh viện là bao nhiêu ngày thầy lo lắng đứng ngồi không yên. Có những ngày bệnh, mệt mà thầy cũng đi đi, về về giữa bệnh viện và nhà chùa, vừa lo cho Đức Lộc, vừa lo cho các em còn lại ở chùa. Những điều này không phải ai cũng biết”. 

Hạnh Ý

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Trưởng ban Pháp chế T.Ư: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày