Thực hư về "Sư thầy trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương"

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Liên quan tới “nhà sư nhận tất cả các loại thịt động vật”, thời gian vừa qua, các youtuber khai thác như một yếu tố “độc, lạ”, lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến, thông tin đã gửi đến báo Giác Ngộ bức xúc về “nhà sư quái dị” như thế.

Thực hư vụ việc này như thế nào?

Chuyện không phải mới

Về vụ việc này, từ hơn 6 năm trước đây, Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã phổ biến thông báo đề ngày 6-10-2014, xác định người mang tên Nguyễn Minh Phúc (tự đặt pháp danh Thích Tâm Phúc) sinh 8-3-1983, trú tại số nhà 144/45 đường Giòng Cát, tổ 8, ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM (tự đặt tên nhà là chùa Ngộ Chân Tử - Tổ khai sáng chùa Hoằng Pháp), không phải là tu sĩ xuất gia ở chùa Hoằng Pháp.

Ông Nguyễn Minh Phúc - Ảnh chụp màn hình

Ông Nguyễn Minh Phúc - Ảnh chụp màn hình

Theo phản ánh, hiện có một số ảnh văn bản liên quan tới ông Nguyễn Minh Phúc như quyết định bổ nhiệm trụ trì "chùa Hoằng Pháp Trung ương" được cho là ghép ảnh chữ ký của lãnh đạo cao cấp và khuôn dấu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đang được làm rõ.

Thượng tọa Thích Chân Tính đã xác nhận rằng người này đã tự xưng là chư Tăng chùa Hoằng Pháp, lợi dụng danh tính của chùa để tổ chức các sự kiện, kêu gọi, quyên góp tịnh tài, tịnh vật nhằm trục lợi cá nhân bất hợp pháp - nhà chùa nhận được rất nhiều phản ảnh gây ảnh hưởng uy tín của chùa.

“Nay, chùa Hoằng Pháp khẳng định, Nguyễn Minh Phúc (ảnh) không xuất gia ở chùa Hoằng Pháp, cũng như không phải chư Tăng của chùa và chùa Hoằng Pháp cũng không cử chư Tăng hay Phật tử đi quyên góp tịnh tài, tịnh vật dưới mọi hình thức” - thông báo của chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn) năm 2014 nêu rõ. Đồng thời, qua đó nhắn nhủ: đừng để Nguyễn Minh Phúc lừa gạt.

Gần đây, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng đã xác nhận lại vụ việc trên, rằng “chùa Hoằng Pháp Trung ương” ở huyện Củ Chi không liên hệ gì đến chùa Hoằng Pháp tại huyện Hóc Môn.

Những giấy tờ mang tên "Thích Tâm Phúc" trên được Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN xác nhận là không có trong lưu trữ của Hội đồng Trị sự GHPGVN

Những giấy tờ mang tên "Thích Tâm Phúc" trên được Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN xác nhận là không có trong lưu trữ của Hội đồng Trị sự GHPGVN

Xác nhận từ Giáo hội và chính quyền địa phương

Thông tin từ Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi cho Báo Giác Ngộ biết trong danh bộ Phật giáo địa phương không hề có tên “Đại đức Thích Tâm Phúc" (thế danh Nguyễn Minh Phúc), không có một vị trụ trì nào tên như thế, cơ sở tại địa chỉ 174/13A, hẻm 63, đường Giồng Cát, ấp Láng Cát, xã Tân Trung Phú, huyện Củ Chi, tự xưng là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”, không thuộc sự quản lý của Ban Trị sự Phật giáo địa phương.

Nguồn tin của Báo Giác Ngộ từ Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cho biết, ông Nguyễn Minh Phúc không phải là tu sĩ Phật giáo nhưng thường xuyên núp bóng, lợi dụng danh nghĩa tu sĩ để kêu gọi, vận động, quyên góp gây quỹ nhằm mục đích trục lợi cá nhân bất hợp pháp và tụ tập đông người tại nhà riêng.

Từ năm 2015 cho đến nay, chính quyền địa phương đã nhiều lần cử đoàn đến làm việc về những sự việc bất hợp pháp trên và đã nhiều lần mời ông Phúc đến làm việc nhưng ông đều vắng không có lý do.

Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức họp dân thông báo việc ông Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ, đồng thời yêu cầu ông Phúc tháo gỡ tất cả các bảng hiệu có nội dung không đúng quy định, trong đó có bảng hiệu để tên gọi là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”.

Cơ quan chức năng cũng thông tin cho biết các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cấp cho tập thể và cá nhân ông Nguyễn Minh Phúc như: 5 Huân chương Lao động, 2 bằng khen của… Trung ương không có tên trong danh sách khen thưởng lưu trữ tại Ban Thi đua - Khen thưởng, các trường hợp được khen thưởng không hề có tên ông Nguyễn Minh Phúc.

Báo Giác Ngộ sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc quan tâm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày