Thức uống có đường làm tăng tim mạch, tiểu đường

Thức uống có đường chứa nhiều nguy cơ - Ảnh minh họa
Thức uống có đường chứa nhiều nguy cơ - Ảnh minh họa

GNO - Soda, nước uống tăng lực, nước trái cây đóng hộp, cà phê các loại có bổ sung đường fructose đều có tác động đến cơ thể, chỉ 1-2 khẩu phần uống mỗi ngày đều sẽ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh tim mạch - theo các chuyên gia Đại học Y khoa Harvard.

“Nghiên cứu ca chúng tôi được tiến hành trước tình hình cộng đồng cần phải hạ giảm tiêu thụ các thức uống có chất tạo ngọt. Hấp th thường xuyên các thức uống này sẽ dẫn đến tăng cân vì ngoài năng lượng từ các thức uống này, bạn còn hấp th thêm năng lượng từ các bữa ăn khác” - nhận định của bác sĩ Frank Hu, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Đại học Y khoa Harvard.

Hu và các cộng sự đã xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây và phát hiện rằng chỉ 1 hoặc 2 khẩu phần thức uống có đường mỗi ngày như soda, nước trái cây đóng hộp,… có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 26%, tăng nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong do bệnh tim mạch đến 35% và tăng 16% nguy cơ đột quỵ.

Đường fructose tự nhiên trong trái cây và rau củ tiêu thụ với số lượng vừa phải thì không gây hại cho cơ thể và cũng không làm tăng nguy cơ đối với các bệnh nói trên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm lại cho thêm fructose vào các thực phẩm chế biến công nghiệp, điều này bất lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo giải thích của Hu, vấn đề nằm ở sự phân hủy fructose trong cơ thể. Khi vào cơ thể, fructose nhanh chóng được chuyển hóa bởi gan, nhưng khi có quá nhiều đường thì gan sẽ chuyển hóa đường thành chất béo. Một phần các chất béo được đưa vào máu và làm tăng mức triglyceride. Theo bệnh viện Mayo, mức chất béo cao trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Huệ Trần (Theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày