Thương quá chùa quê

GN - Tôi xa quê trên bốn mươi năm. Do bận nhiều việc nên ít về chốn cũ. Mà có về cũng vội vã quay về thành phố. Nhân dịp về quê lấy cốt người thân, tôi mới có dịp sống lại kỷ niệm tuổi thơ, với bạn bè tóc đã hoa râm.

1 chua que.jpg
Mái chùa - Ảnh minh họa

Quê tôi giờ đã khác xưa nhiều quá. Nhà cửa khang trang, đường phố to rộng, phương tiện lưu thông đông đúc, nhà hàng khách sạn khá nhiều. Vậy mà có một nơi không mới, đó là ngôi chùa Phật cạnh nhà, vẫn mái ngói rêu phong cũ kỹ, vẫn tiếng chuông chùa trầm mặc sớm chiều ngân nga siêu thoát dưới hàng cây sao, cây dương cổ kính hàng trăm năm tuổi.

Tuổi thơ chúng tôi gắn bó với chùa như chính ngôi nhà của mình. Vui lắm khi xúm xít sau chánh điện để làm diều muôn màu, muôn vẻ rồi chạy ù ù ra bãi đất trống sau chùa thả diều bay cao trong gió lộng. Nhóm khác thì đánh đáo, bắn cu li, nhảy lò cò dưới bóng mát hàng cây. Nhóm thì tụ tập học thêm bài dưới sự chỉ dẫn của các nhà sư và các chú tiểu lớn hơn chúng tôi vài tuổi. Có đói thì cứ ra sau bếp xin cơm chay mà dùng. Chúng tôi thường hay núp sau các cây cột chùa to đùng nhẵn bóng để xem các sư tụng kinh hàng giờ hay tằn mằn nhìn ngắm những bức tượng, tranh vẽ Phật uy nghi nơi chính điện và nhiều bức tranh viết đầy chữ Hán.

Ở chùa này xưa kia không hiểu sao có rất nhiều chú tiểu ăn mặc giản dị, nói năng lễ độ, đi đứng khoan thai rất lạ làm chúng tôi phục sát đất. Các vị sư thường kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về Đức Phật từ bi, về kiếp luân hồi, về chuyện gieo gió gặp bão, về lòng hiếu thảo... làm chúng tôi nhớ mãi. Rất lạ. Nơi nghỉ ngơi của sư ông, các sư và chú tiểu đặc biệt ngăn nắp, giản đơn thơm thơm mùi nhang khói.

... Chiều nay tôi đến chùa quê xưa để thắp mấy nén hương nhớ về nguồn cội. Cảnh cũ nhưng người đã khác rồi. Hàng sao nay đã cằn cỗi suy kiệt đến nao lòng. Đây cái sân đất để lũ trẻ bảy ba năm xưa bắn bi, đánh đáo vẫn còn nguyên vẹn. Đây những pho tượng Phật sáng ngời nhân đức với thế gian. Nghe nói sư ông trụ trì xưa đã viên tịch khá lâu. Không còn thấy vị sư kể chuyện năm nào. Vẫn mái ngói âm dương, vẫn sân chùa đỏ au lót bằng gạch Tàu, vẫn tiếng chuông chùa cổ trầm mặc suy ngẫm việc đời, việc đạo.

Tôi thấy mình chợt bé nhỏ vô cùng trước không gian trầm mặc uy linh của ngôi chùa cổ kính. Chợt nghĩ trong bộn bề cuộc sống hôm nay, người ta đua nhau làm giàu, đua nhau xây nhà cao tầng, nhà hàng, khách sạn ngất trời, chi những khoản tiền khổng lồ cho những thú vui xa xỉ... Hình như họ đã quên rằng ở bất cứ đâu trên đất nước này vẫn có bóng dáng và linh hồn những ngôi chùa xưa đang tồn tại, đã và đang trở thành những chứng nhân của lịch sử cuộc đời.

Thương quá chùa quê.

Song Anh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày