Tiền Giang: Phó Chủ tịch nước thăm thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Phó Chủ tịch nước viết lưu niệm tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhân chuyến thăm
Phó Chủ tịch nước viết lưu niệm tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhân chuyến thăm
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 18-3, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến thăm thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước).

Tại đây, Phó Chủ tịch nước đã thắp hương tại chánh điện chánh điện, tổ đường nơi thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và tham quan các kiến trúc trong khuôn viên thiền viện.

Trò chuyện cùng với các chư Tăng, Phật tử của thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao công tác tu học tại nơi đây cũng như việc đầu tư, xây dựng, tôn tạo nên một thiền viện rất độc đáo, trang nghiêm ở vùng Đồng Tháp Mười.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham quan thiền viện
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham quan thiền viện

Theo Phó Chủ tịch nước, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác xứng đáng là Trung tâm Phật giáo của tỉnh Tiền Giang, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Đây còn là công trình văn hóa đặc sắc thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Qua 9 năm đầu tư, đến nay thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác xây dựng cơ bản hoàn thành với một quần thể kiến trúc rộng trên 40 ha. Vào những ngày Tết, mỗi ngày nơi đây đón hơn 10 nghìn lượt khách tham quan, Phật tử đến viếng.

Phó Chủ tịch nước cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và chư Tăng thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác trồng cây xanh
Phó Chủ tịch nước cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và chư Tăng thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác trồng cây xanh

Nhân dịp chuyến thăm thiền viện lần này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đã trồng cây xanh, thả chim về với môi trường tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày