Tin vắn hoạt động của Phật giáo khắp nơi trong nước

Học viện PGVN tại Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm cho Tăng Ni sinh khóa VI với chủ đề “Trao đổi kinh nghiệm trong tu học” nhằm có cơ hội lắng nghe và tháo gỡ các vướng mắc về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, khó khăn... trong sinh hoạt, học tập, từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp. (Chánh Thuần)

Khoảng 500 bạn trẻ đã tham dự khóa tu “Sống đẹp giữa đời” tại chùa Hòa Long (xã Tiến Nông, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) vào ngày 26-10. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, thông điệp này đã được khóa tu vận dụng với nhiều phương pháp: thực tập lắng nghe, chia sẻ nỗi khổ niềm đau của người khác, nuôi lớn lòng từ bi… (Tánh Khả)

Ngày 26-10, tại Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị phổ biến pháp luật cho chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ tỉnh phối hợp tổ chức. Hội nghị đã triển khai quan điểm của lãnh đạo địa phương về tự do tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, đồng thời giới thiệu một số văn bản pháp quy liên quan đến sinh hoạt tôn giáo do Nhà nước ban hành, giúp các vị chức sắc tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo thể hiện trên nhiều lĩnh vực. (Tĩnh Toàn)

Hội LHPN phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức ra mắt Tổ phụ nữ tôn giáo với 30 thành viên, sinh hoạt mỗi tháng một lần. Hoạt động chủ yếu là tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng; giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc…

Góp sức chăm lo cho trẻ em nghèo vùng sâu biên giới, Ban TTXH TƯGH phối hợp với tịnh xá Ngọc Thạnh tặng 300 phần quà trị giá 9 triệu đồng cho các em học sinh và trẻ em nghèo tại xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự. Ngoài ra, tịnh xá còn vận động Phật tử đóng góp hơn 10 triệu đồng hỗ trợ trao tặng 200 phần quà (tập, viết…) cho các em học sinh nghèo phường An Lộc trên cùng địa bàn. * Chùa Quan Âm, xã Long Thuận cũng tặng 20 suất học bổng và 100 phần quà cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi của Trường THCS Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, trị giá hơn 8 triệu đồng.

Hội Bảo trợ Người tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo thị xã Sa Đéc vận động nhóm thiện nguyện ở TP.HCM và các Phật tử trên địa bàn thị xã cùng các doanh nghiệp hỗ trợ trao tặng 66 phần quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và học sinh nghèo. Tổng trị giá khoảng 28 triệu đồng.

Trước mùa mưa lũ, BĐD PG huyện Tam Nông vận động Phật tử và các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, trị giá 30 triệu đồng. (Trần Thắng)

Hội Từ thiện chùa Giác Nguyên (Q.4, TP.HCM) vừa ủng hộ 2 tấn gạo và thuốc men cho chùa Long Định, xã Đồng Phú, H.Long Hồ, Vĩnh Long. Toàn bộ số phẩm vật này sẽ được nhà chùa trao tặng cho người nghèo ở địa phương. (Chúc Thiệu)

ĐĐ.Thích Hoằng Đạt, trụ trì chùa Thiện Hạnh, Q.1, TP.HCM cùng Phật tử Lê Văn Hiệp (Công ty Việt Quốc Nguyên) đến thăm và tặng 170 phần quà trị giá 100 triệu đồng cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. (Gia Trúc)

Nhóm từ thiện Đồng Tâm chùa Pháp Vân, Q.Bình Thạnh, TP.HCM vừa hỗ trợ 150 triệu đồng trong tổng kinh phí 350 triệu cho việc xây cầu bê tông tại kênh ngang khu trung tâm xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết cấu cầu có chiều dài 27m, rộng 4,5m, trọng tải 8 tấn, đạt chuẩn cầu cấp 4 cho nông thôn, dự kiến xây dựng hoàn tất trong tháng 12 năm nay. (Tâm Trang)

SC.TN Đồng Tịnh và Ban Từ thiện chùa Huê Lâm, Q.11, TP.HCM ủy lạo 300 phần quà trị giá 140 triệu đồng cho bệnh nhân phong tại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. (D.H)

80 triệu đồng ủy lạo người nghèo xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đã được TT.Thích Huệ Đức và Phật tử chùa Phú Thọ, Q.11, TP.HCM trao tặng vào trung tuần tháng 10 vừa qua. (Pháp Thiện)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày