● Trung Quốc: Hội thảo giao lưu Phật giáo hai bờ tổ chức tại Sơn Đông
Ngày 26/4, Hội thảo giao lưu Phật giáo và nhận thức Văn hóa hai bờ do tạp chí “Quan hệ hai bờ” tổ chức diễn ra tại Huyện Wenshang, tỉnh Sơn Đông, với sự có mặt của các học giả đến từ hai bờ Trung Quốc- Đài Loan.
Hội thảo có ý nghĩa quan trọng như là một lợi thế đẩy mạnh việc giao lưu tôn giáo và thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển. Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Sơn Đông- pháp sư Minh Triết nói: “ Văn hóa Phật giáo Trung Quốc là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, có nhiều tác dụng quan trọng, làm tăng thêm nhận thức văn hóa của đồng bào Đài Loan và nhận thức dân tộc” . Pháp sư tổng hợp kinh nghiệm qua quá trình sống làm việc của chính mình và của đại sư Tinh Vân v.v, để các nhân sĩ thể hội Phật học và mô tả Phật giáo hai bờ giống như nước với sữa, có bản chất hòa hợp, chan hòa. Cư sĩ Triệu Kim Quốc (Taiwan) giới thiệu quá trình phát triển Phật giáo tại Đài Loan, còn các chuyên gia thì kiến nghị cần tăng cường trao đổi giao lưu tôn giáo giữa huyện Wenshang và vùng lãnh thổ Taiwan. (Theo chinataiwan.org)
● Thái Lan: Ba nhà tôn giáo lớn kêu gọi chính phủ nhượng bộ để giải quyết những vấn đề bất ổn hiện nay.
Dưới các cuộc biểu tình rầm rộ của UDD (phe áo đỏ), ngày 16/4 lãnh đạo ba nhà tôn giáo lớn tại Thái Lan gồm có Hòa thượng Ba-Yun, Viện trưởng Viện Phật học Đại học Chulalongkorn- một đại học cổ danh tiếng nhất Thái Lan và hai vị giáo chủ Hồi giáo và đạo Sikhs đã lên tiếng kêu gọi các đảng phái chính trị tại Thái Lan hãy từ bỏ các cuộc chiến thiên vị thông qua biện pháp cùng nhau thương lượng để giải quyết những vấn đề nội bộ trước mắt. Họ đề nghị cần thành lập một liên minh chính phủ do bởi cuộc đấu tranh biểu tình đòi giải tán chính phủ hiện thời của phe áo đỏ chưa có thể dập tắt. Ba nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nước này kêu gọi người dân Thái Lan cầu nguyện lúc 6 giờ cùng ngày để tình hình được cải thiện. Ủy ban Nhân quyền Quốc gia kêu gọi Hòa thượng Ba- Yun và giáo chủ Hồi giáo lẫn giáo chủ đạo Sikhs tại Bangkok cùng thảo luận làm thế nào để khôi phục lại tình hình ổn định chính trị trong nước, cũng như thảo luận các hành động phù hợp của chính phủ để giữ vững an ninh trật tự tại Thái Lan.
Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, bà Na-Weng nói: “Mời các lãnh đạo tôn giáo tham gia thảo luận tình hình an ninh quốc gia để tiếp nhận quan điểm và ý tưởng của tín ngưỡng dân chúng không đồng tôn giáo, đồng thời nhờ tôn giáo cung cấp những lời khuyên tốt. Tin rằng ngôn luận của ba nhà lãnh đạo tôn giáo có ý nghĩa lớn lao đối với tình thế trước mắt là tìm hướng đi giải cứu cho chính trị nước nhà đang bất ổn”. HT. Ba- Yun nói: “ Hiện tại, đã đến lúc phải giữ lấy đầu óc bình tĩnh. Nếu như không bằng lòng với phương pháp nhượng bộ thì các cuộc biểu tình đường phố sẽ không có hồi kết thúc và pháp luật cũng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.” (Theo chinanews.com.cn)
Đón năm mới của người Thái tại sân vận động Taoyuan- Đài Loan trong dịp tết cổ truyền Thái Lan từ ngày 13-15/4/2010 (ảnh www.093.org.tw)
● Tây Tạng: Động đất tại tỉnh Thanh Hải, Đại Tạng Kinh Tây Tạng đựng trong tòa tháp cổ bị sụp đổ
Các ngôi tự viện văn vật cổ cấp di tich văn hóa thuộc khu vực, huyện Ngọc Thọ (Yushu), tỉnh Thanh Hải bị động đất nay đã bị sập hoàn toàn hoặc ít nhất là bị sập một phần. Đồng thời, tăng chúng trong các tu viện cũng bị thương vong nặng nề. Số lượng người bị thương hoặc mất tích hiện nay vẫn đang được thống kê. Ngoài ra, tòa tháp chứa Đại Tạng Kinh Tây Tạng cũng bị chôn vùi dưới các mảnh vỡ; qua việc dốc sức ứng cứu, toàn bộ Đại Tạng Kinh Tây Tạng đến nay đã được bảo toàn nguyên vẹn.
Huyện Ngọc Thọ là khu vực tự trị Tây Tạng với 97% cư dân là dân tộc Tạng. Trong lịch sử, Ngọc Thọ là bức tường rào thời nhà Đường, nó phân ranh vùng trung nguyên khi tiến vào Tây Tạng và là vùng quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Trước đây, Đạt Lai Lạt Ma- hiện nay đang lưu vong tại Ấn Độ, đã sinh ra tại thôn Hồng Nhai, huyện Hoàng Trung, tỉnh Thanh Hải. Khi ngài rời khỏi giai cấp quý tộc, có không ít người vẫn còn giữ gốc tích quê hương Ngọc Thọ. (Theo mybuddhist.net /sinchew.com.my)
● Ngày 27/4, Học viện Ngũ minh đã tổ chức lễ tốt nghiệp cử nhân khóa I cho 16 học viên đến từ các chùa vùng Tây Tạng được học tập thuận lợi tại tu viện Na-lan-za, niên khóa 2003-2010. Để được công nhận tốt nghiệp, các học Tăng phải trải qua chương trình 8 năm học tập các tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc Tây Tạng, nắm chắc hệ thống tri thức văn hóa Y học Tây Tạng cũng như học các môn Phật học, Thiên văn, Toán số, Thi từ, Phạn văn v.v. Tu viện Na-lan-za thuộc phái Sakya- Phật giáo Tạng truyền, huyện Lâm Châu, được kiến tạo vào năm 1435 trong khi Học viện Ngũ minh chính thức thành lập vào năm 2003. (chinatibetnews.com)
Quang cảnh lễ cấp bằng cử nhân Phật học khóa đầu tiên 8 năm tại Học viện Ngũ minh- Tây Tạng.
Campuchia: Chính phủ tổ chức lễ kỷ niệm nền Văn minh Phật giáo lần thứ 4
Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Campuchia nói rằng ngày 27/4, Campuchia đã bắt đầu phân chia các giới tuyến du lịch giữa thủ đô Phnôm Pênh và các danh thắng nổi tiếng tại đền Angkor để long trọng tổ chức lễ Vesak- tức lễ Phật đản quan trọng của Phật giáo, thông qua các chương trình tham quan, hỏi thăm, tụng kinh, chúc phúc cũng như cử hành các hoạt động biểu diễn văn nghệ…trong thời gian 3 ngày. Chính phủ Campuchia sẽ mời các đoàn đại biểu Phật giáo của 10 nước Asian và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v đến dự lễ Phật đản, đồng thời cử hành các hoạt động liên hoan biểu diễn nghệ thuật nhằm tôn vinh di tích văn minh Phật giáo lần thứ 4 tại nước này.
Quốc vương Norodom Sihamoni và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng nhà nước- Tát Khẳn sẽ đến tham dự và chúc mừng các đoàn đại biểu về dự lễ. Ông Tát- Khẳn cho biết: “ Đây là lần đầu tiên Campuchia đăng cai sự kiện này để nâng cao vị thế di sản văn hóa Phật giáo và thúc đẩy du lịch tại Campuchia.”
“Đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm nền văn minh Phật giáo nhằm giới thiệu cho thế giới biết đến Angkor Wat- di sản văn hóa của thế giới là nhằm để thu hút khách du lịch nước ngoài đến Campuchia trong khi Campuchia đang thúc đẩy giao lưu và tình hữu nghị giữa các nước trong khu vực”, Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia cho hay. (Theo news.xinhuanet)
Đài Loan: Pháp Cổ Sơn tổ chức lễ hội sáng tạo xanh tại thủ phủ Đài Bắc
Sáng ngày 2/5, hàng ngàn người đã có mặt trong lễ hội sáng tạo xanh do Phật giáo quốc tế Pháp Cổ Sơn tổ chức dưới sự tham dự của Phó Tổng thống Tiêu Vạn Tường, Viện nghiên cứu Công nghệ và hơn 10 hội đoàn trực thuộc Pháp Cổ Sơn để tán trợ cho cuộc vận động “ hưởng thụ sinh hoạt đơn giản” tại nhà kỷ niệm Tôn Trung Sơn.
Lễ hội vận động tích cực cho các cuộc hòa giải an tịnh, dựa trên luân lý tự nhiên của pháp sư Thánh Nghiêm- vị cao Tăng thời đại, đặc biệt nhấn mạnh môi trường thay đổi đều có nguyên do từ tâm, do tâm khởi xuất. Pháp sư Phương trượng- Thích Quả Đông nói: “ Môi trường là chủ nhân của vấn đề, những dục vọng của nhân loại thì vô cùng tận đến nỗi, làm cạn đi nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến phá hoại hệ sinh thái, tạo thành các loại ô nhiễm, khiến trái đất mất đi thế cân bằng vốn có. Vì vậy, chúng ta chỉ cần thay đổi thái độ sinh hoạt và thói quen tiêu dùng thì nguy cơ môi trường tự nhiên bị tổn hại có thể sẽ ít xảy ra.” “Thật vậy, chúng ta phải nâng niu trái đất này với tình cảm của một vị bồ tát, dùng trí tuệ, tâm từ bi làm môi trường tâm linh, trong đó có thái độ khiêm tốn hòa giải, đề xuất hành động cụ thể để cảm ơn địa cầu, ngoài ra cần dùng tâm chuyển hóa trong sinh hoạt để giảm bớt tình trạng trái đất đang nóng dần lên…”, pháp sư Quả Đông chia xẻ thêm với dân chúng và các phương tiện truyền thông Đài Loan trong lễ hội sáng tạo xanh được tổ chức kèm theo các cuộc triển lãm và những lời chúc tụng từ kinh Phật để cầu nguyện cho hành tinh chúng ta ngày một trong sạch và yên bình.(ddm.org.tw)
Phó Tổng thống Đài Loan đang tắm Phật và cầu nguyện trước sự chứng minh của Pháp sư Phương trượng Pháp Cổ Sơn.