Tình người trên đất khách

GN - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch toàn cầu Covid-19, từ “ổ dịch” Tokyo (Nhật Bản), Sư cô Thích nữ Tâm Trí, Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật đã có những chia sẻ đầy xúc động với Giác Ngộ:

- Theo cập nhật tin tức ngày 13-6, Nhật Bản đã ghi nhận 17.135 ca nhiễm, trong đó có 924 ca tử vong. Từ khi Chính phủ Nhật Bản đưa ra chỉ thị “cấm túc” tại nhà hơn 45 ngày, tình trạng ca nhiễm trong cộng đồng tuy có giảm dần, nhưng hiện vẫn còn hàng chục ca nhiễm mỗi ngày. Quốc gia này cũng đã phải dời sự kiện thế vận hội Olympic sang năm 2021.

Đặc biệt, thủ đô Tokyo - “đầu não” văn hóa, chính trị, kinh tế, thương mại, y tế, tập trung các trường học quốc tế lớn nhất Nhật Bản, đã trở thành nơi chiếm tỷ lệ ca nhiễm và ca tử vong nhiều nhất trên toàn quốc.

Nhật Bản có tỷ lệ người cao tuổi đứng đầu thế giới, sự sa sút về kinh tế, ảnh hưởng về mọi lĩnh vực do đại dịch, khiến lượng người vô gia cư gia tăng đột biến trên khắp đất nước.



Xem video

Giữa đại dịch Covid-19, tình hình sinh sống, học tập của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản như thế nào, thưa Sư cô?

- Cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay có khoảng 420.000 người, trong đó phân nửa là thực tập sinh, số còn lại là du học sinh, kỹ sư, diện đoàn tụ gia đình, những người sang công tác ngắn hạn và một số người định cư từ trước đến nay.

Đến 25-3-2020, có khoảng 10.000 thực tập sinh hết hạn hợp đồng và hơn 8.000 du học sinh, tổng cộng 18.000 công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước. Trước đó, các chuyến bay đều phải hủy và họ đã bị kẹt lại.

Trong đại dịch, cộng đồng Việt Nam ở Nhật Bản bị ảnh hưởng khá lớn, một số người rơi vào hoàn cảnh khó khăn như: thất nghiệp, bị sa thải, không có nhiều việc làm thêm, không thể trả tiền thuê nhà hàng tháng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ…

Như chúng ta biết, các bạn trẻ sang Nhật Bản đi xuất khẩu lao động phần lớn phải vay nợ để trả một số lệ phí ban đầu, nhận lương gởi về giúp đỡ gia đình... Do đó, các bạn là những người khó khăn nhất.

ÃNHH (2).JPG

SC.Thích nữ Tâm Trí tặng quà đến người Việt tại Tsukuba-Mito, tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) - Ảnh: CTV

Thưa Sư cô, trong thử thách đó, cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản có được sự hỗ trợ nào từ chư Tăng Ni trong nước và nước sở tại?

- Ngày 22-4 vừa qua, tại trụ sở Hội Phật tử VN tại Nhật Bản, chúng tôi đã nhận sự cúng dường gồm 100 thùng mì trực tiếp từ ông Đại sứ Vũ Hồng Nam và ông Kiều Anh, Trưởng đại diện Hàng không VN.

Tối hôm đó, chúng tôi liền thảo tâm thư chương trình từ thiện “Món quà yêu thương” trong mùa dịch Covid-19 nhằm hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, và được đông đảo cộng đồng, bà con Phật tử, các tổ chức, cá nhân cùng hưởng ứng.

Hội Phật tử VN tại Nhật Bản cũng được chư tôn đức Ban TTXH Phật giáo TP.HCM là TT.Thích Thanh Phong, ĐĐ.Thích Minh Phú quan tâm, đã gửi từ Việt Nam sang 25.000 chiếc khẩu trang y tế, 500 chai dầu gió và 1.700 thùng mì.

Hàng cứu trợ được vận chuyển bằng đường hàng không, rất kịp thời, đúng vào thời điểm Nhật Bản cực kỳ khan hiếm khẩu trang y tế. Món quà từ quê hương đã giúp chương trình “Món quà yêu thương” tại Nhật Bản càng thêm ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh hơn.

Gần đây, truyền thông đưa tin về những người trẻ không may “về nhà” trong những bình di cốt, Sư cô đã giúp đỡ họ trở về như thế nào?

- Trong thời điểm đầy thử thách này, có những bạn trẻ không may mắn bị tai nạn, bệnh duyên không qua khỏi đã được Hội Phật tử VN hỗ trợ đám tang, đưa di cốt về chùa.

Chúng tôi cũng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn đang đợi chuyến bay về nước, cung cấp thông tin về đại sứ quán để xét duyệt ưu tiên cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, người lớn tuổi sang Nhật Bản thăm con cháu vẫn còn bị kẹt lại, các bệnh nhân không thể chữa trị tại Nhật Bản, các hoàn cảnh có thân nhân mất tại Việt Nam mà chưa về được...

Và, chúng tôi đã làm cầu nối hỗ trợ 3 chuyến bay từ Nhật Bản trở về Việt Nam vào các ngày 22-4, 25-5 và 5-6 vừa qua. Chúng tôi đã gởi 6 di cốt của công dân Việt Nam không may được “trở về nhà”, 17 mẹ bầu cũng được trở về sinh con theo nguyện vọng.

Gắn bó tu học tại Nhật Bản gần 20 năm, Sư cô cảm nhận và nỗ lực như thế nào để hướng dẫn hoạt động của Hội Phật tử VN tại Nhật Bản?

- Từ năm 2000 đến 2014, trong vòng 14 năm nghiên cứu, học tập sau khóa tiến sĩ ở Trường Đại học Taisho, cho đến nay tôi vẫn tri ân, cảm ơn đất nước này đã giúp tôi trưởng thành và luôn cảm thấy rất thân thuộc.

Tôi đã hết sức nỗ lực, cố gắng để những hoạt động Phật sự của Hội Phật tử VN tại Nhật Bản đi vào chiều sâu, nhằm gắn kết mọi người với nhau cùng giữ gìn văn hóa dân tộc, truyền thống Phật giáo Việt Nam và được đông đảo người Nhật Bản quan tâm.

Trong đại dịch Covid-19, chúng tôi đã tặng 35 tấn gạo, hàng trăm tấn lương thực khô, 4.000 phần bánh ngọt do Hãng hàng không Ana và một số doanh nghiệp Nhật Bản tài trợ. Chúng tôi đã gửi quà tặng đến gần 10.000 hoàn cảnh khó khăn.

Chính vì thế, trong mắt người Nhật Bản, người Việt Nam chúng ta đi đâu cũng đoàn kết, tương thân tương trợ và thâm tín sâu Tam bảo, làm cho họ vô cùng cảm phục.

ÃNHH (1).JPG
SC.Thích nữ Tâm Trí chụp ảnh với các bạn trẻ trong cộng đồng người Việt tại Tsukuba-Mito, tỉnh Ibaraki

Những ngày này, Sư cô cảm nhận như thế nào về tình cảm của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tại Việt Nam?

- Chúng tôi đang ở giữa “ổ dịch” của thủ đô Tokyo, đối diện với bao áp lực, thử thách của sự sống còn. Chúng tôi luôn phải nỗ lực động viên, bảo vệ, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua giai đoạn đầy thử thách này. Hướng về quê nhà, chúng tôi vô cùng xúc động trước những sự dấn thân, phụng sự của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử trong nước.

Phật giáo Việt Nam đã tổ chức “ATM gạo”, siêu thị hạnh phúc 0 đồng, hàng trăm ngàn suất cơm cho người nghèo, đóng góp mua sắm thiết bị y tế chữa trị cho bệnh nhân Covid-19... đó là động lực lớn để mỗi thành viên Hội Phật tử VN học hạnh “thân giáo”, nỗ lực đùm bọc nhau nơi xứ người.

“Phật tử Việt Nam được quý thầy, quý sư cô hướng dẫn tu tập từ bi, vô ngã, vị tha, thực hiện quy y Tam bảo, giữ gìn ngũ giới nên khi phát tâm làm thiện nguyện họ tham gia hết lòng vì hạnh nguyện thực hành con đường Bồ-tát đạo, thật đáng kính nể…”, TT.Yoshimizu Gakkugen, Chủ tịch sáng lập “Hộ nắm cơm tình thương cho người vô gia cư” nhận định về Hội Phật tử VN tại Nhật Bản.

Hội chính thức đi vào hoạt động ngày 11-11-2013, có trụ sở chính tại chùa Nisshinkutsu (Tokyo).

H.Diệu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày