Tổ đình Ngọc Phương tặng quà đồng bào bị thiên tai

GNO - Đoàn từ thiện tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP.HCM do NT. Thích nữ Chiêu Liên làm trưởng đoàn kết hợp cùng các tịnh xá Ngọc Khánh (Long Khánh), Ngọc Tâm (Long An) và Ngọc Tuệ (Long Thành) đến thăm và tặng quà cho bà con bị thiệt hại trong đợt thiên tai vừa qua thuộc các tỉnh miền Trung.

IMG_1388.JPG

Đoàn từ thiện các tịnh xá đồng viên đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt

Tại tỉnh Bình Định, đoàn thăm đồng bào huyện Tuy Phước và thị trấn Bồng Sơn, mỗi nơi đoàn đã tặng 500 suất quà (mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng gồm: 1 thùng mỳ, 10 kg gạo, 1 cái mền, quần áo và tiền mặt là 300 ngàn đồng). Đặc biệt , đoàn còn tặng thêm 4 hộ gia đình bị sập nhà tại thôn Kim Đồng, xã Phước Sơn, mỗi hộ 3.300.000 đồng.

Trước khi đi thăm đồng bào bị thiên tai tại Quảng Ngãi, đoàn đã đến tịnh xá Ngọc Quảng để viếng Giác linh NT.Thích nữ Phát Liên tân viên tịch.

IMG_1400.JPG

Trao quà cho học sinh

Tại tỉnh Quảng Ngãi, đoàn đã đến thăm 2 xã của huyện mền núi Ba Tơ và 2 xã của huyện Tư Nghĩa. Tổng cộng tại Quảng Ngãi, đoàn đã tặng 500 phần quà. Được biết đoàn từ thiện Tịnh Xá Ngọc Tuệ sẽ ra thăm huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và sẽ tặng 100 phần quà; tại Nha trang, đoàn tặng 10 hộ gia đình bị sập nhà mỗi hộ 2 triệu đồng.

Thiện Quang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày