“Tôi rất tự hào khi mặc áo dài”

GNO - Đó là chủ đề buổi trò chuyện với nhau về áo dài và những giá trị mang nét văn hóa truyền thống từ áo dài do Hội quán Các Bà Mẹ tổ chức chiều qua, 2-3. Ở đó, trong mỗi chia sẻ khi nhắc đến áo dài ai cũng rất thao thức, khi mà bây giờ áo dài dần ít đi trên các ngả đường đất nước.

1ad.jpg


Cô Hồ Đắc Thiếu Anh chia sẻ rằng, yêu áo dài là yêu nét đẹp của thi ca

Nói về những năm sống ở Huế, 1960 đến 1975, cô Hạnh là học sinh Trường Đồng Khánh (Huế) chia sẻ thời đó tất cả mọi người điều mặc áo dài. Má của cô mỗi lần đi dọn hàng bán ở chợ điều mặc áo dài rồi mới đi, bà bán bánh mì buổi sáng ôm một rổ bánh mì vẫn mặc áo dài, và dễ thương nhất là 4 giờ chiều có những bà bán bánh bèo, bánh ít... cũng áo dài dù gánh hai đầu 2 cái thúng.

“Có lẽ hồi đó nhịp sống chậm, và suy nghĩ của người xưa là phụ nữ phải kín đáo không phô trương cơ thể, phải che đậy, hễ ra khỏi cửa là mặc áo dài để che người đi cho lịch sự” - cô Hạnh chia sẻ.

Còn với  nữ sĩ Hồ Đắc Thiếu Anh: “Áo dài của người Việt Nam là đẹp nhất. Tôi rất tự hào khi mặc áo dài Việt Nam. Hình ảnh áo dài nét đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Là hình ảnh của chị, của mẹ, của em, và dịu dàng làm sao nếu có thêm chiếc nón”.

Là giảng viên Học viện Hành chánh quốc gia, cô Phạm Thị Thúy chia sẻ khi đến lớp lúc nào cô cũng mặc áo dài, và các học trò, sinh viên điều rất thích. “Khi tôi mặc áo dài lên lớp cảm thấy cái gì đó nó nền nã, trang trọng, người ta nể mình hơn thì phải. Áo dài nó cho tôi tự tin khi đứng trên bục giảng rất nhiều…”.

Chị Thiên Kim, người trẻ gốc Sài Gòn có cơ hội đi nhiều nơi thế giới chia sẻ, gia đình với 4 thế hệ chung một nhà và tất cả mọi người phải về nhà vào đêm giao thừa, không được vắng mặt. Ngày mùng một lễ ông bà phải mặc áo dài và tổ chức lễ thành hôn trong nhà đều phải mặc áo dài đó là cái nếp ông nội quy định.

Từ khi chị đi Nhật, phong cách thời trang theo thời trang thế giới. Khi quen một anh ở Nhật, rồi về Việt Nam, có dịp ghé qua thăm bạn, khi mở một cửa hàng và hôm đó chị chọn mặc áo dài, và người Nhật họ rất thích: “Lúc đó tình cảm áo dài trong tôi trở lại và từ đó, khi về Việt Nam những ngày cuối năm tôi hay mặc áo dài đi dạo. Rồi khi có con, tôi nghĩ là mình phải từ bỏ áo dài vì cơ thể mình thay đổi, nhưng sau đó vài năm, tôi mặc lại áo dài vẫn thấy sự thân thuộc, thấy mình rất tự tin, rất cảm xúc”.

Chị Thiên Kim kể đã cho con mặc áo dài từ lúc 1 tuổi, khi đến lễ hội tại trường đều mặc áo dài, và con rất thích vì được bạn bè và phụ huynh khen. Theo chị, khi có thói quen thích thú với việc mặc áo dài thì tạo thành nếp và sẽ khó phai trong lòng đứa trẻ.

N.Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vô thường

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

GNO - Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm. Một cỗ quan tài nhỏ, thật gọn, có lẽ bằng ván ép được bốn người khiêng nhẹ nhàng, cúi đầu lễ tôn tượng rồi di chuyển ra khỏi cổng chùa. Ra là một vị cao tuổi ở nhà dưỡng lão của chùa vừa qua đời tối qua.

Thông tin hàng ngày