TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 30 HT.Thích Từ Hạnh

GNO - Sáng qua, 20-11, chùa Hoà Khánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ huý kỵ lần thứ 30 của HT.Thích Từ Hạnh, nguyên Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 TƯGH, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học TP.HCM, nguyên trụ trì chùa Phổ Đà (Q.Bình Thạnh), chùa Quán Thế Âm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).

8866e5aa8714674a3e05.jpg


Quang cảnh buổi lễ

Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín - đồng Thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Huệ Trí, UVTT HĐTS, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; HT.Thích Thanh Hùng, UVTT HĐTS, Trưởng ban HDPT T.Ư cùng chư tôn đức Tăng Ni trong thường trực HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM, chư tôn đức trụ trì các tự viện.

Tại lễ tưởng niệm, HT.Thích Tấn Đạt, UVTK HĐTS, Phó VP 2 T.Ư, trụ trì chùa Hòa Khánh đã cung tuyên tiểu sử và công đức của cố HT.Thích Từ Hạnh. Theo tiểu sử, HT.Thích Từ Hạnh, thế danh là Phạm Chí Nguyện, sanh năm 1927 tại ấp Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định - con của ông Phạm Quế và bà Huỳnh Thị Dự.

Năm 15 tuổi, HT.Thích Từ Hạnh được vào chùa học đạo, làm đệ tử của HT.Thích Phước Thành, trụ trì chùa Thiên Phước, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định; được cho pháp danh là Quảng Y, pháp hiệu Từ Hạnh, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 45. Song song với việc tu học, ngài đã theo học và tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1970. Từ năm 1970 đến năm 1975, Hòa thượng giữ chức Hiệu trưởng Trường Trung học Bồ Đề tại Quy Nhơn.

Sau khi thống nhất đất nước, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước thành lập, HT.Thích Từ Hạnh được cử giữ chức Phó Tổng Thư ký, rồi Tổng Thư ký Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.Hồ Chí Minh. Năm 1979, Hòa thượng được cử tham gia đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam dự Hội nghị Phật giáo châu Á vì Hòa bình kỳ 5 tại Ulan Bator (Mông Cổ). Đến năm 1980, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam hình thành, Hòa thượng được cử giữ chức Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, HT.Thích Từ Hạnh được suy cử giữ chức Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II GHPGVN. Tại Trường Cao cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh, Hòa thượng đã được Ban Thường trực HĐTS bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng đặc trách học vụ và hành chánh.

received_331785354267400.jpeg


Chư tôn đức niệm hương tưởng niệm

Trong chặng đường tu học và hành đạo của mình, HT.Thích Từ Hạnh không chỉ là bậc tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội mà còn là một giảng sư tâm huyết trong sứ mạng hoằng pháp và công tác đào tạo Tăng tài. Không chỉ tích cực giảng dạy, gióa hóa cho hàng Phật tử tại khắp các tự viện ở miền Trung và miền Nam, Hòa thượng còn tâm huyết chủ trương đào tạo Tăng Ni trẻ có trình độ Phật pháp, đồng thời bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng sư cho Giáo hội.

Tin, ảnh: TN.Bảo Hòa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày