TP.HCM giãn cách thêm một tháng để khống chế nguồn lây nhiễm

Ảnh: Ngô Trần Hải An
Ảnh: Ngô Trần Hải An
0:00 / 0:00
0:00
TP.HCM ưu tiên tối đa công tác phòng chống dịch và đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết nên phải quyết định kéo dài giãn cách thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca mắc Covid-19 về mức thấp nhất.

Chiều 14-8, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM mở rộng đánh giá kết quả phòng chống dịch sau 2 tuần thực hiện Chỉ thị 12 của Thành ủy (về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố) và chuẩn bị thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ trong thời gian tới. GS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng dự hội nghị.

Nhận diện khó khăn, thách thức

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận xét, sau 3 tuần tăng cường thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (từ ngày 23-7 đến 15-8), thành phố đã đạt kết quả bước đầu trong kiềm chế dịch bệnh, kéo giảm tốc độ lây nhiễm. Thành phố cũng làm hết sức mình để duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống của người dân, vận động nhiều nguồn lực xã hội, ưu tiên thực hiện tốt an sinh xã hội.

Theo ông Nên, kết quả thời gian qua cho thấy thành phố đã đi đúng hướng trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh bằng kết hợp sức mạnh tổng hợp. Dù vậy, biến chủng Delta gây ra sự lây nhiễm hết sức phức tạp. Số ca mắc mới vẫn còn cao, tỷ lệ tử vong chưa giảm. “Mặc dù chúng ta đã có những nghĩa cử an ủi phần nào những người đã mất nhưng đó là điều đáng buồn”, Bí thư Nguyễn Văn Nên tâm tư.

Thực tế này cho thấy, sau nhiều lần giãn cách xã hội và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, chúng ta vẫn chưa chặn đứng được ca mắc mới trong cộng đồng và khu phong tỏa.

Bí thư Thành ủy TP.HCM chỉ ra những khó khăn, thách thức mà thành phố đang đối diện. Đó không chỉ là sự nguy hiểm khó lường của biến chủng Delta mà còn với đặc thù của một thành phố có dân số rất đông (hơn 10 triệu người), nhiều khu vực có nhà ở chật hẹp, người ở đông đúc. Đối với biến chủng Delta rất phức tạp, công tác phòng chống dịch có lúc gặp lúng túng... Phân tích rõ như thế là để nhận diện những hạn chế, bất cập và có giải pháp hiệu quả để khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15-9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15-9 theo Nghị quyết 86 cũng là mong muốn chung của đồng bào TP.HCM và cả nước. Đây còn là trách nhiệm và thử thách rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Vì vậy, đồng chí yêu cầu thành phố tập trung toàn lực để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đề ra.

Xét nghiệm, phát thuốc và thực phẩm cho F0 tại nhà

Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh, thời gian này, thành phố đặt trọng tâm sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết. Cho nên cần tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều trị để giảm nhanh số ca tử vong. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đến cuối tháng 8 tiêm ít nhất 70% dân số có độ tuổi từ 18 trở lên.

Về giải pháp cụ thể, Bí thư Thành ủy kêu gọi tiếp tục huy động sự đồng lòng, chung sức và phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong phòng chống dịch. Trong đó, ngày 15-8, TP.HCM phát động phong trào phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng chống dịch, kêu gọi đồng bào thành phố “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa” để tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức trước đại dịch Covid-19. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý để người dân chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng chỉ đạo khẩn trương phối hợp và thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế triển khai chiến lược cách ly, chăm sóc, điều trị các ca F0 tại nhà (Homestay Care). Trọng tâm là xét nghiệm tại nhà, điều trị tại nhà và an sinh tại nhà. Do đó, thành phố phải tổ chức xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm tại cộng đồng, tại nhà để kịp thời phát hiện các F0 và hướng dẫn điều trị tại nhà. Đồng thời cấp phát thuốc (theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế) và cung cấp lương thực, thực phẩm cho F0 tại nhà, để không làm lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Nhấn mạnh đến vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là tập trung điều trị, giảm tử vong, ông Nên chỉ đạo khẩn trương rà soát, củng cố và điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị để nâng cao hiệu quả tiếp nhận, điều trị F0, nhất là bệnh nhân nặng và giảm số tử vong. Đồng thời xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 và F1 tại cộng đồng; nâng cao năng lực phản ứng nhanh của đội ngũ y tế; sẵn sàng tiếp nhận người bệnh có triệu chứng hoặc chuyển nặng đến cấp cứu.

Bí thư Thành ủy cũng lưu ý cần huy động tối đa cơ sở y tế tư nhân, nhân viên y tế tại cơ sở tư nhân, hưu trí, sinh viên y khoa tham gia phòng chống dịch và nhân rộng các mô hình hiệu quả như mô hình mà Trường Đại học Y dược TP.HCM đang triển khai có hiệu quả tại quận 10.

Chuẩn bị gói an sinh dài hơi hơn

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, thành phố không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng phải tập trung ưu tiên giữ vững một số nhóm ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo then chốt. Vì vậy, thành phố phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh biện pháp “3 tại chỗ” để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch.

Thành phố cũng chuẩn bị thêm gói hỗ trợ thứ 3 dài hơi hơn để người nghèo, lao động tự do, mất việc làm có đủ sinh hoạt phí cho đến khi thành phố kiểm soát được dịch; tuyệt đối không để ai thiếu đói, khó khăn cùng cực, bế tắc về đời sống.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày