TP.HCM: Lễ húy kỵ cố TT.Thích Minh Phát

GNO - Hôm nay, 9-5, tại tổ đình Ấn Quang (243 Sư Vạn hạnh, Q.10), môn đồ pháp quyến trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 19 cố TT.Thích Minh Phát.

Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín - đồng Phó BTS GHPGVN TP.HCM cùng chư tôn đức trong Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, chư tôn đức trụ trì các tự viện trên địa bàn Q.3, Q.10, môn đồ pháp quyến, Phật tử các nơi về tham dự.

_MG_6301.JPG


TT.Thích Lệ Trang chủ trì khóa lễ tụng kinh tại lễ húy kỵ cố Thượng tọa

Tại buổi lễ, chư tôn đức đã dâng hương tưởng niệm cố TT.Thích Minh Phát (thế danh Lê Nhựt Nguyên), nguyên UV Ban TTXH T.Ư, Phó ban Quản trị tổ đình Ấn Quang, Phó Giám đốc Đại Tòng Lâm Phật giáo (BR-VT), trụ trì chùa Viên Giác (Q.Tân Bình), trụ trì chùa Phụng Sơn (Q.1, TP.HCM).

Cố TT.Thích Minh Phát  sinh ngày 20-5-1956, được bổn sư là HT.Thích Thiện Hòa cho quy y, đặt pháp danh là Thích Minh Phát, pháp hiệu Nguyên Đức. Nhà của điệu Nguyên ở xóm Vườn Lài, gần đầu ngõ trước chùa Ấn Quang.

Từ 5-6 tuổi, điệu Nguyên tự mình qua chùa Ấn Quang để gần gũi Tam bảo. Sau vài lần tôn sư xoa đầu dạy bảo… điệu Nguyên giao cảm được tình thầy trò một cách thắm thiết như đã từng liên hệ tự thuở xa xưa rồi, nên bèn thỏ thẻ: “Xin thầy ban cho con một pháp danh để con được quy y và tu học theo thầy”. Ngài viện chủ liền mỉm cười nói rằng: “Con tên Nguyên nghĩa là nguồn gốc của đạo đức, vậy thầy cho con pháp danh là Minh Phát, nghĩa là nguồn gốc đạo đức kể từ đây được con làm phát triển huy hoàng xán lạn”. Điệu mừng rỡ bái lĩnh, trông cho tới ngày Phật đản năm 1960 để được chính thức dự lễ định kỳ truyền trao quy giới.

Gặp mùa pháp nạn 1963, điệu Nguyên cũng tình nguyện tuyệt thực theo quý tôn túc, rồi đi thăm các bậc lãnh đạo phong trào chống chế độ Ngô Đình Diệm. Lợi dụng tấm thân còn bé bỏng, chánh quyền không lưu tâm, điệu Nguyên nhận nhiệm vụ thông tin cho quý ngài thượng cấp của Giáo hội.

Năm 1967, bổn sư gởi gắm cho điệu theo học chữ Hán với cụ đồ Minh Khởi ở Phú Nhuận, người phát tâm sao chép bộ Đại Luật và in ra hàng trăm bộ cho tổ đình làm tài liệu để Tăng Ni chuyên học luật.

Đến năm 1971, tu viện Quảng Đức ở cạnh làng Đại học Thủ Đức mở giới đàn, thỉnh HT.Thích Trí Thủ làm đàn đầu, bổn Sư liền viết thư gởi điệu Nguyên lên thọ giới Sa-di, Minh Phát được bổn sư cho thêm pháp hiệu là Nguyên Đức, ngụ ý rằng từ nay muôn đức đều tu.

Năm sau ngài viện chủ tu viện Quảng Đức lại mở lớp Sơ cấp Phật học, được thông báo đến Ấn Quang, bổn sư bảo thầy Minh Hạnh đưa hai hiền đệ là Minh Phát và Minh Lương lên gởi gắm cho nhập học.

_MG_6293.JPG
Môn đồ pháp quyến trang nghiêm tưởng niệm ân sư

_MG_6304.JPG
Rất đông Phật tử tham dự

Dần dà đến năm 1975, chùa Pháp Giới ở gần Cầu Tre (quận 11) có mở giới đàn, thỉnh HT.Thích Hành Trụ làm Đàn đầu, Minh Phát đã đến tuổi hai mươi nên Hòa thượng bổn sư chấp thuận cho đi thọ đại giới Tỳ-kheo và Bồ-tát. Chính nơi đây, thầy Minh Phát đã nổi danh khắp các tỉnh thành bởi hai bài “Tác bạch cầu thọ đại giới” và “tác bạch tạ sư” do thầy ứng khẩu bái trình. Các giới sư đều hết lời khen ngợi: “Thật là một người thông minh xuất chúng”.

Mỗi năm chùa nào có mở trường học khắp cả nước đều được TT.Minh Phát tổ chức đi cúng dường để hỗ trợ cho Tăng Ni tu học. Đặc biệt, việc thiện xã hội khắp cả nước đều được TT.Minh Phát chủ động cứu trợ. Ngoài ra, hàng tuần TT.Minh Phát đều ủng hộ thực phẩm cho Tăng Ni khu vực Đại Tòng Lâm.

_MG_6323.JPG


HT.Thích Như Tín bao đạo từ

Tại buổi lễ, HT.Thích Như Tín đã có lời đạo từ tán dương công đức một đời gắn bó với công tác từ thiện xã hội của T.Ư cũng như của TP.HCM và Q.10 nơi Thượng tọa sinh sống.

Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày