TP.HCM: Lễ khởi công trùng kiến tổ đình Hội Sơn

GNO - Sáng nay, 21-5, tại tổ đình Hội Sơn (P.Long Bình, Q.9, TP.HCM) BTS GHPGVN quận 9, Ban Quản trị tổ đình Ấn Quang, Ban Kiến thiết tổ đình Hội Sơn đã trang nghiểm tổ chức lễ khởi công, kiến thiết tổ đình Hội Sơn.

>> Chánh điện, nhà Tổ chùa Hội Sơn cháy rụi
>>
TP.HCM: Phục dựng di tích chùa Hội Sơn

VG - HOi Son (1).jpg


Niệm Phật cầu gia hộ tại buổi lễ

Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Viên Giác, UVTT HĐCM; HT.Thích Tắc An, HT.Thích Trí Tịnh - Thành viên HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Huệ Minh, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Nghi lễ T.Ư; HT.Thích Như Niệm, HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín - đồng Phó BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Huệ Cảnh, Trưởng BTS GHPGVN quận 9, Trưởng BTC; chư tôn đức Tăng Ni trong Thường trực HĐTS, ban viện T.Ư, Phân ban Ni giới T.Ư; BTS GHPGVN TP.HCM, BTS PG 24 quận, huyện, trụ trì các tòng lâm, tự viện các tỉnh, thành và thành phố.

Về phía quan khách có ông Cao Hữu Niên, Trưởng ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử Văn hóa - Dân tộc thành phố; ông Phan Văn Cương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Q.9, Phó ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử Văn hóa - Dân tộc thành phố; KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư thành phố; bà Nguyễn Thị Lê, nguyên Phó Bí thư Thường trực Q.9; ông Trần Văn Tài, Phó ban Dân vận Q.9; bà Đoàn Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN Q.9; ông Trần Văn Hòa, Phó phòng Nội vụ Q.9 cùng đại diện các ban ngành quận 9 và phường Long Bình sở tại cũng như đông đảo Phật tử, doanh nhân và thiện tín gần xa tham dự.

VG - HOi Son (3).jpg
Đông đảo khách mời, Phật tử tham dự buổi lễ

VG - HOi Son (6).jpg
HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc

VG - HOi Son (4).jpg
Đại biểu tham dự

Phát biểu khai mạc, HT.Thích Trí Quảng cho biết, chùa Hội Sơn, được xem là ngôi chùa có bề dày lịch sử kể từ khi Phật giáo vào miền Nam. Chùa do thiền sư Khánh Long xây dựng vào thế kỷ XVII, nhưng người có công phục dựng và xây thêm nhiều công trình mới khang trang chính là Ni trưởng Thích nữ Như Thanh. Ni trưởng không những là người đặt nền tảng cho việc thành lập Ni giới mà còn có công lao lớn đối với việc giữ gìn và phát triển ngôi chùa Hội Sơn ở thế kỷ XX.

Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng nêu lên công đức và tâm huyết trùng kiến để nơi đây là chốn Tổ đặc thù của Phật giáo miền Nam của cố HT.Thích Nhật Quang, viện chủ tổ đình Hội Sơn. Chính điều đó đã tiếp lửa cho Thượng tọa trụ trì đương nhiệm, được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, sự đóng góp của Tăng Ni và Phật tử, tin tưởng chốn Tổ này sẽ nhanh chóng thành tựu, đáp ứng lòng mong mỏi của Tăng Ni và Phật tử gần xa.

VG - HOi Son (8).jpg


Chư tôn đức Hòa thượng tặng hoa và quà chúc mừng

VG - HOi Son (9).jpg
BTS PG Q.9 tặng lẵng hoa chúc mừng

VG - HOi Son (11).jpg
Chính quyền Q.9 chúc mừng

VG - HOi Son (12).jpg
KTS Nguyễn Trường Lưu trình bày đề án xây dựng

KTS Nguyễn Trường Lưu, đã trình bày đề án xây dựng, theo đó, chùa Hội Sơn thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (QĐ số 43-VH/QG ngày 7-1-1993), chùa với diện tích hơn 15.590.000 m2 nằm trong trong khu quy hoạch Công viên Lịch sử Văn hóa - Dân tộc thành phố. Các hạng mục quy hoạch lâu dài gồm khu chánh điện, khu trai đường, khu giảng đường, khu lưu niệm, Tăng phòng...                                                                                                               

Về công trình chánh điện trước khi chưa bị hỏa hoạn gồm các hạng mục hành lang trước, tiền điện, chánh điện, Tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh và khai sân đường với chiều rộng 13,4m và chiều dài 46,4m và chiều cao 6,8m.

Sau khi qua nhiều cuộc thảo luận với các chuyên gia về kiến trúc, chuyên gia về công trình di sản, nhiều dư luận, tham luận; bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tu tập ngày càng đông của Tăng Ni và Phật tử, đã đưa đến thông nhất việc phục dựng lại tổ đình Hội Sơn với các hạng mục như cũ. Đồng thời thay đổi kích thước cho phù hợp với nhu cầu hiện đại: chiều rộng 18,6m, chiều dài 66,5m và chiều cao 8,15m; nhất là công trình đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.

Vật liệu và màu sắc phục dựng trên công trình cũ như mái ngói âm dương không tráng men, bên ngoài làm bằng bê-tông, phía trong toàn bộ sử dụng trụ gỗ tròn và màu chủ đạo vẫn là màu vàng, màu ghi.

VG - HOi Son (15).jpg


Chư tôn đức niêm hương cầu nguyện

VG - HOi Son (16).jpg
Phật tử các nơi về dự cũng nhất tâm cầu nguyện

VG - HOi Son (17).jpg
Chư tôn đức làm lễ sái tịnh

Đại diện chính quyền phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Hữu Niên bày tỏ niềm vui mừng khi công trình tổ đình Hội Sơn được phép phục dựng. Bên cạnh đó, ông cũng đã kiến nghị Ban Trị sự, Ban Kiến thiết phối hợp với các kiến trúc sư, nghệ nhân, công nhân lành nghề giám sát, thực hiện công trình đảm bảo chất lượng, nghệ thuật cao, tạo mỹ quan cho công trình được phục dựng. Ông cũng mong muốn Ban Kiến thiết phối hợp với Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử Văn hóa -Dân tộc thành phố sớm giải tỏa và tạo cảnh quan để đưa các công trình sinh hoạt, tín ngưỡng tâm vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Sau khi chư tôn thiền đức chứng minh niệm hương, cử hành nghi thức sái tịnh, cầu nguyện và chính thức động thổ khởi công kiến thiết ngôi già lam tiêu biểu của Phật giáo miền Nam, buổi lễ khép lại sau lời cảm tạ của HT.Thích Nhựt Phát, phó viện chủ tổ đình Hội Sơn.

VG - HOi Son (19).jpg

VG - HOi Son (20).jpg
Chư tôn đức và lãnh đạo chính quyền thực hiện nghi thức động thổ

VG - HOi Son (21).jpg
Chư tôn đức Ni tham dự nhất tâm cầu nguyện

VG - HOi Son (22).jpg
Khởi kiến thiền lâm

VG - HOi Son (23).jpg
Và viên đá "Đại nguyện viên thành"

Dịp này, nhiều lẵng hoa của chư tôn đức và các cấp chính quyền gởi đến chúc mừng lễ khởi công, cầu nguyện cho ngôi phạm vũ sớm thành tựu.

Quảng Hậu
- Ảnh: Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày