TP.HCM: Lễ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ Học viện PGVN năm 2015

GNO - Sáng nay 15-8-Ất Mùi (tức 27-9-2015), tại nhà truyền thống chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã trang trọng diễn ra lễ phát bằng tốt nghiệp cử nhân khóa IX, khoa đào tạo từ xa khóa I & II và thạc sĩ khóa I.

Le Tot Nghiep (5).JPG
Toàn cảnh Hội trường buổi lễ tốt nghiệp sáng nay, 27-9-2015 tại chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình, TP.HCM

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; HT.Thích Giác Tường, UVTT HĐCM; HT.Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Tịnh độ tông Nhật Bản; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Tấn Đạt, TT.Thích Huệ Thông, đồng UVTT HĐTS, Phó Văn phòng 2 T.Ư; cùng chư tôn đức thường trực HĐCM, HĐTS, BTS PGVN các tỉnh thành; chư tôn đức Hội đồng điều hành Học viện, Ban giảng huấn và chư tôn đức bổn sư, y chỉ sư.

Le Tot Nghiep (1).JPG
Cung nghinh chư vị tôn đức quang lâm buổi lễ

Về phía lãnh đạo chính quyền có ông Lê Hoàng Vân, Phó ban Tôn giáo TP.HCM; đại diện Ban bảo trợ; 480 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân; cùng đông đảo thân nhân và Phật tử tham dự.

Le Tot Nghiep (12).JPG
HT.Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM phát biểu khai mạc buổi lễ

Trong lời phát biểu khai mạc, HT.Thích Trí Quảng nhấn mạnh: Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP.HCM là trường đào tạo chuyên ngành Phật học cho nhiều thế hệ Tăng, Ni trên toàn quốc. Sau ba thập niên tồn tại, HVPGVN đã đào tạo hàng ngàn Tăng, Ni sinh hiện nay đang đảm trách nhiều vai trò quan trọng trong HĐTS, các ban-ngành-viện T.Ư, các BTS Phật giáo tỉnh thành, các trường Phật học trên toàn quốc; trụ trì các tự viện Phật giáo với tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

Le Tot Nghiep (27).JPG


Le Tot Nghiep (26).JPG
Hòa thượng Viện trưởng trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân tốt nghiệp năm 2015

Từ năm 2006 sau khi chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ, Học viện ban đầu từ một khoa Phật học đã phát triển thêm nhiều khoa, bao gồm: khoa Phật giáo Việt Nam, khoa Phật pháp Anh ngữ, khoa Công tác xã hội, khoa Pali, khoa Phạn ngữ, khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc, khoa Hoằng pháp, khoa Lịch sử Phật giáo, khoa Triết học Phật giáo và khoa Đào tạo từ xa. Từ khóa đầu chỉ có hơn 50 Tăng, Ni sinh. Sau ba khóa số lượng Tăng, Ni sinh từ 500 tăng lên 700. Điều này cho thấy các thế hệ Tăng Ni trẻ đã có ý thức cao về “văn tuệ” trên hành trình tu học Phật pháp.

Le Tot Nghiep (32).JPG
Các tân cử nhân trang nghiêm và hân hoan với tấm bằng tốt nghiệp trong tay

Trên tổng số 719 Tăng Ni theo học khóa IX (niên học 2011-2015) có 440 Tăng Ni đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp cử nhân Phật học đạt 61%; còn 279 Tăng Ni còn nợ tín chỉ, trong đó có 78 vị đã thôi học. Trong số các Tăng Ni lãnh bằng cử nhân năm 2015 có 01 sinh viên xuất sắc đạt điểm 90/100, 7% sinh viên giỏi, 59% sinh viên tiên tiến, 26% sinh viên đạt điểm yêu cầu và 3% sinh viên trung bình.

Đồng thời, Hòa thượng cũng đã gửi gắm đến Tăng Ni sinh những điều tâm huyết và mong muốn Tăng, Ni sinh tiếp tục học thêm ở các cấp bậc cao hơn để vững vàng trên đường hành đạo, đem lại an lạc cho tự thân và chúng sinh.

Trong dịp này, TT.Thích Huệ Thông, UV Thư ký HĐTS đã tuyên đọc quyết định trao bằng tuyên dương công đức của HĐTS cho tập thể và 8 thành viên của Hội đồng điều hành Học viện PGVN tại TP.HCM.

Le Tot Nghiep (22).JPG
HT.Thích Thiện Tâm trao bằng công đức đến chư vị trong Ban điều hành Học viện

Cũng trong buổi lễ sáng nay, HT.Thích Trí Quảng thay mặt Hội đồng điều hành, đã trao bằng Tiến sĩ danh dự về lĩnh vực nhân văn cho Hòa thượng Yoshimizu Daichi, ghi nhận những đóng góp của ngài đối với Phật giáo Việt Nam, trong hoạt động giao lưu văn hóa và tạo gắn kết tình hữu nghị Việt-Nhật.

Le Tot Nghiep (23).JPG
Hòa thượng Viện trưởng trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho HT.Yoshimizu Daichi

Trong đợt này, Học viện đã quyết định cấp văn bằng thạc sĩ cho 03 vị đã bảo vệ luận văn thành công (trên tổng số 05 vị được chỉ định bảo vệ đợt 1, năm 2015) và văn bằng cử nhân cho 358 vị khóa IX (khoa PGVN: 106; khoa Phật pháp Anh ngữ: 16; khoa Công tác xã hội: 19; khoa Pali: 22; khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc: 27; khoa Hoằng pháp: 56 vị; khoa Lịch sử Phật giáo: 50; khoa Triết học Phật giáo: 59) và 122 cử nhân đào tạo từ xa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày