TP.HCM: Tưởng niệm Ni trưởng Huỳnh Liên

GNO - Ngày 24-4 (19-3-Kỷ Hợi), Ni giới Hệ phái Khất sĩ (HPKS) trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 32 Ni trưởng Huỳnh Liên, Đệ nhất Trưởng Ni giới HPKS Việt Nam viên tịch, tại tổ đình Ngọc Phương (498/1 Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp).

1ks.jpg

Lễ tưởng niệm lần thứ 32 Ni trưởng Huỳnh Liên

Quang lâm lễ tưởng niệm có sự chứng minh của HT.Giác Tường, UVTT HĐTS, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT.Giác Cầu, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS Phật giáo tỉnh BR-VT, Giáo phẩm chứng minh Giáo đoàn V; HT.Giác Pháp, Ủy viên HĐTS, Phó ban Nghi lễ T.Ư, Chánh Thư ký HPKS; cùng chư tôn đức giáo phẩm HPKS.

2ks.jpg
Chư tôn đức dâng hương

Về phía chư tôn đức Ni, có sự hiện diện của NT.Tân Liên, Giáo phẩm thường trực chứng minh Ni giới HPKS, Phó trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; NT.Chiêu Liên, Giáo phẩm Ni giới HPKS; NT.Phục Liên, Giáo phẩm Ni giới HPKS; NT.Mai Liên, Giáo phẩm Ni giới HPKS; NT.Kinh Liên,Giáo phẩm Ni giới HPKS; NT.Tố Liên, Giáo phẩm Ni giới HPKS, trú xứ tổ đình Ngọc Phương; NT.Sâm Liên, Giáo phẩm Ni giới HPKS, cùng chư tôn đức Ni Giáo phẩm hệ phái, các Phân đoàn hệ phái.

3ks.jpg
Đại chúng dâng hương

Trước linh đài, NS.Tín Liên đại diện môn đồ pháp quyến thành kính cung tuyên lược sử Ni trưởng Huỳnh Liên. 

Theo tiểu sử, Ni trưởng có thế danh Nguyễn Thị Trừ, sinh ngày 19-3-1923 tại làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, nay là Tiền Giang, là bậc Thầy tôn kính nhất của Ni giới HPKS. Ni trưởng sinh trưởng trong gia đình thâm Nho và tin Phật và cũng do truyền thống gia đình nhiều đời có người xuất thân đầu Phật. 

Năm 25 tuổi, Ni trưởng được gặp Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, vì mến hạnh đức từ bi và phong độ phi phàm của ngài nên xin xuất gia làm đệ tử. Với cương vị Trưởng tử Ni, bằng hạnh nguyện làm chiếc thuyền chở chuyên phái nữ qua sứ mạng kế thừa đạo nghiệp của Đức Tổ Sư “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, Ni trưởng dẫn đoàn Ni giới tiếp tục vân du khắp hai miền Nam - Trung nước Việt thuyết pháp giảng kinh, thiết lập đạo tràng, tiếp chúng độ Ni, mở nhiều lớp giáo lý dạy chư Ni và Phật tử tu học.

Suốt cuộc đời Ni trưởng, tận tụy với đạo pháp, với nhơn sanh và xã hội, lập nhiều Cô ký Nhi viện giúp đời cứu trẻ, đào tạo Ni tài hầu tre tàn măng mọc, truyền thừa mạng mạch. Nhờ bi nguyện rộng sâu, đức từ ái mẫn thế bao la, Ni trưởng được hội nhập vào lòng người, thành lập trên trăm ngôi tịnh xá, tiếp độ hàng ngàn chúng Ni và Phật tử tu hành theo chánh pháp.

Khi hạnh nguyện độ sanh viên thành, Ta-bà mãn nguyện, Ni trưởng xả báo an tường, cao đăng Phật quốc lúc 16 giờ 20 phút, ngày 19 tháng 3 năm Đinh Mão, nhằm ngày 16-4-1987, trong niềm kính tiếc vô biên của hàng môn đồ đệ tử Ni giới Khất sĩ.

Sau đó, HT.Giác Tường ban đạo từ sách tấn hàng môn đồ đệ tử tinh tấn trên bước đường phụng sự đạo pháp và dân tộc. 

Môn đồ pháp quyến cung kính thực hiện nghi thức dâng trầm, dâng hoa và đảnh lễ cúng dường giác linh Ni trưởng.

5ks.jpg
Chư tôn đức Ni dâng hoa
 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm chùa Phật Bửu tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm tổ đình Phật Bửu tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

GNO - Sáng nay, 5-11 (5-10-Giáp Thìn), Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Pháp chủ GHPGVN đã quang lâm tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM) thắp hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024), Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng tông phong Thiền Tịnh đạo tràng, tân viên tịch.  
Ảnh minh họa

Quản lý học trong kinh A Di Đà

GNO - Trong Phật giáo, có một cõi nước Tịnh độ của Ðức Phật mà mọi người luôn hướng đến, cầu sinh về đó. Vị giáo chủ của cõi nước này là Ðức Phật A Di Ðà, Ngài là vị chuyên gia quản lý rất xem trọng việc bảo vệ hệ sinh thái, rất khéo léo trong việc quy hoạch xây dựng và vô cùng am hiểu cách giáo dục nhân dân.
Thiền định làm việc để chữa lành khổ đau của tâm, có thể nói thêm rằng tiến trình chữa cho thân được ảnh hưởng tốt bởi sự thực hành chánh niệm tỉnh giác.

Thiền chữa trị thân tâm

GNO - Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha). Ngày nay, những nguyên tắc và những thực hành Chánh niệm (sati) và Thiền quán Minh sát (vipassanà) của Phật giáo đã được áp dụng cho nhiều mặt phức hợp của đời sống hiện đại.

Thông tin hàng ngày