Tri ân người hiến xác cho khoa học

GNO - Chiều qua, 26-1, lễ tri ân những người hiến xác cho khoa học hay còn gọi là lễ Macchabée đã được bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức tại hội trường A (Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM).

Buổi lễ diễn ra xúc động, có sự tham gia của các thầy cô Ban Giám hiệu, các phòng ban, các bạn sinh viên năm nhất và đặc biệt là sự có mặt của những người hiến xác cùng thân nhân.

Ng__i __ng k_ hi_n xác và thân nhân.jpg

Những người tham gia buổi lễ - Ảnh: Như Danh

Nói về buổi lễ tri ân Th.s BS Lê Quan Tuyền, Phó chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu chia sẻ: “Chúng tôi - những người thầy thuốc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy giải phẫu học luôn tự nhủ với lòng và truyền đạt với sinh viên rằng, chính những thân xác đang nằm đây là những người thầy thầm lặng, không đứng trên bục giảng nhưng sự cống hiến, công lao vô cùng to lớn cho sự nghiệp giáo dục y khoa. Điều đó được thể hiện rõ nét trong câu châm ngôn Latinh “Người chết dạy kẻ sống”.

Rồi đây trên suốt con đường y nghiệp của mỗi chúng tôi, những hình ảnh giải phẫu cơ thể mà các bạn đã cho phép chúng tôi học tập và nghiên cứu sẽ mãi khắc ghi, trở thành hành trang quý giá để tiến bước vào thế giới tri thức y khoa, rèn luyện những kỹ năng thăm khám và điều trị mà chúng tôi sẽ áp dụng để góp phần xoa dịu những nỗi đau đớn và bảo tồn sinh mệnh cho những bệnh nhân đau khổ”.

Trong buổi lễ còn có nghi thức dâng hương của các sinh viên và phát biểu của các cá nhân đăng ký hiến xác.

P1060600.jpg

Dâng hương tưởng niệm

Nghi th_c dâng nén c_a sinh viên.jpg

Không gian lắng đọng và xúc động tại buổi lễ - Ảnh: Như Danh

Được biết, tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có số lượng hồ sơ đăng ký hiến xác ngày càng tăng từ 47 hồ sơ năm 1997 đến nay là 3.700 hồ sơ, năm 2012 tổng số xác đã hiến tặng lên 103.

Lễ Macchabée xuất phát từ phương Tây khoảng đầu thế kỷ XVI và du nhập vào Việt Nam vào thời Pháp thuộc, sau đó nhanh chóng ảnh hưởng một cách tự nhiên đến các trường Y vì bản chất nó phù hợp tâm tư và truyền thống người Việt Nam là “Uống nước nhớ nguồn”. Nhưng sau đó bị gián đoạn mãi đến năm 1990, từ sáng kiến của cố GS.Ngô Xuân Quyền thì lễ Macchabée đã được khôi phục lại.

Sinh Viên.jpg

Sinh viên dành phút tưởng niệm tới người hiến xác - Ảnh: Như Danh

Lễ tri ân kết thúc với sự vang lên của bài hát đầy xúc động Bài ca dâng tặng cuộc đời: “Khi ta mất đi, còn chi trên trần gian này. Khi ta mất đi, còn đâu vui buồn năm tháng. Khi ta mất đi, còn chi bao nhiêu mơ ước. Khi ta hiến thân, niềm vui vẫn còn ở lại. Như bao lá rơi, giàu thêm cho nguồn đất mới. Trong thân xác ta là bao tương lai đi tới…”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày