Tri ân người hiến xác cho khoa học

GNO - Chiều 11-2, tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Thành Thái, Q.10, TP.HCM) đã diễn ra buổi lễ tri ân người hiến xác cho khoa học.
Le Tri an (18).JPG
Thắp hương tưởng niệm những người đã hiến xác cho khoa học

Buổi lễ diễn ra xúc động với sự tham dự của người hiến xác, thân nhân, cùng thầy cô Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch, bộ môn giải phẫu, sinh viên năm nhất.

PGS.TS. Phạm Đăng Diệu, Trưởng bộ môn giải phẫu trong lời mở đầu buổi lễ đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của những người hiến xác cho khoa học, và thầy hứa sẽ phát huy thật tốt những cống hiến thiên liêng từ những người thầy thầm lặng, đây là sự đóng góp vô cùng lớn lao vào sự nghiệp giáo dục y khoa mà trường nhận được.

Trong báo cáo về số lượng người hiến xác trong năm, bác sĩ Hoàng Ngọc Vân cho biết số lượng hiến xác tăng lên hàng năm - năm 2014 đăng ký 810 bộ hồ sơ nâng lên 4.852 bộ, trong năm tiếp nhận được 22 vị hoàn mãn tâm nguyện, 8 vị được đưa vào giảng dạy, nghiên cứu và đã hoàn lại tro cốt cho gia đình. Đặc biệt trong năm tiếp nhận 177 bộ hồ sơ đăng ký hiến xác của chư Tăng, Phật tử tại chùa Giác Ngộ.

Chia sẻ cảm nhận buổi lễ tri ân, TT.Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, nói về cái chết theo góc nhìn đạo Phật và ý nghĩa hiến xác. Đồng thời với trách nhiệm là Phó ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư thầy hứa sẽ vận động, kêu gọi Tăng Ni, Phật tử trong khắp cả nước tham gia hiến xác cho y khoa.

Tại buổi tri ân, GS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời tri ân đến những người thầy thầm lặng đã hiến xác cho khoa học và đặc biệt tri ân đến người nhà của người hiến xác đã trải qua nhiều trăn trở và can đảm để đồng ý với người nhà hiến xác cho khoa học.

Tin: ND - Ảnh: Bảo Toàn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày