Triển lãm nghệ thuật Phật giáo Myanmar tại New York

GNO - Một cuộc triển lãm nghệ thuật Phật giáo Myanmar - lần đầu tiên thuộc loại hình này ở Mỹ - sẽ khai mạc tại New York vào ngày 10-2 và kéo dài trong 3 tháng.

VCH 1.jpg


Hiện vật tại triển lãm có niên đại từ thế kỷ XI - XIII

Khoảng 70 cổ vật thuộc nghệ thuật Phật giáo Myanmar, từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XX, sẽ "đánh dấu sự hiện diện lâu dài và liên tục của Phật giáo ở Myanmar từ thiên niên kỷ đầu tiên, cũng như sự kết hợp độc đáo của phong cách, kỹ thuật, và các vị thần tôn giáo xuất hiện trong nghệ thuật Phật giáo của Myanmar", theo Bảo tàng Asia Society, nhà tổ chức sự kiện.

Triển lãm có ý nghĩa tại thời điểm khi mà sự quan tâm đang gia tăng ở Myanmar sau nhiều năm tách biệt về kinh tế và văn hóa.

Phó chủ tịch Asia Society, Tom Nagorski nói: "Triển lãm diễn ra vào một thời điểm chưa từng có đối với Myanmar, sau một thời gian dài bị cô lập. Một vài năm trước đây, việc trưng bày những tác phẩm nghệ thuật như thế này trên khắp thế giới là không thể".

Mốc sự kiện sẽ bao gồm các tác phẩm được tạo tác cho nhà chùa, tu viện và lòng sùng kính cá nhân, hầu hết trong số đó "không bao giờ được trưng bày bên ngoài Myanmar", theo Nagorski, và sẽ kết hợp các tác phẩm được mượn từ các bảo tàng quốc gia ở Rangoon và Naypyidaw, Bảo tàng Khảo cổ học Bagan, Bảo tàng Khảo cổ học Sri Ksetra và Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Kaba Aye, cũng như từ các bộ sưu tập tư nhân và công cộng ở Mỹ.

Ngoài việc trưng bày các tác phẩm độc đáo và đẹp mắt, triển lãm cũng sẽ đặt chúng trong bối cảnh lịch sử và văn hóa.

VCH 2.jpg

Hiện vật có từ thế kỷ XI-XII

Phật giáo đã có mặt tại Myanmar kể từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Các hiện vật mà người tham dự sẽ có thể xem bao gồm tác phẩm nghệ thuật từ thời Pyu (thế kỷ I đến thứ IX), thời đại của thương mại đường bộ quan trọng với tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Quốc; kỷ nguyên Bagan (849-1287), giai đoạn Pala Ấn Độ - giai đoạn Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đáng chú ý ở các tác phẩm điêu khắc bằng đá và đồng tuyệt đẹp; giai đoạn Ava (1287-1782) giai đoạn tương đối ít hiện vật Phật giáo còn tồn tại; và vương triều Konbaung (1752-1885), khi nhà cầm quyền Miến Điện mở rộng ảnh hưởng của mình vào các bộ phận của Lào và Thái Lan.

Cùng với việc làm sáng tỏ lịch sử nghệ thuật của Myanmar, triển lãm cũng sẽ có nhiều điều bí ẩn.

Magowski nói: "Một trong những phần hấp dẫn nhất là một phiến đá sa thạch được phát hiện tại các thành phố có tường bao quanh Sri Ksetra trong năm 1970. Kể từ khi phát hiện ra nó, mảnh đá đã làm dấy lên nhiều câu hỏi hơn là các câu trả lời. Không có sự đồng nhất về thời gian xuất hiện của nó hoặc mối liên hệ của nó với Phật giáo hay Ấn Độ giáo".

Một loạt các sự kiện liên quan đã được lên kế hoạch trùng với triển lãm nghệ thuật Phật giáo Myanmar, bao gồm màn trình diễn Zat Pwe hy hữu - một truyền thống Miến Điện kết hợp các yếu tố múa, hát, hài kịch, múa rối và nghệ thuật biểu diễn - và chương trình cung cấp một góc nhìn về tình hình hiện tại của Miến Điện, chẳng hạn như bộ phim nhìn lại quá khứ Myanmar được thực hiện bởi đạo diễn Midi Z., người được sinh ra và lớn lên tại Myanmar và hiện đang sống tại Đài Loan.

Văn Công Hưng (Theo DVB)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày