Trụ trì với Hoằng pháp & Giới luật

GNO - Hôm qua, 24-11, trong khuôn khổ khóa Bồi dưỡng trụ trì lần 2, do BTS PGVN TP.HCM tổ chức tại Nhà truyền thống Văn hóa Phật giáo - chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình), chủ đề Trách nhiệm của vị trụ trì với công tác Hoằng phápGiữ gìn Giới luật được học viên quan tâm, chia sẻ.

ANHS (1).JPG

HT.Thích Minh Chơn trong giờ giảng

Buổi sáng, HT.Thích Minh Chơn, UV HĐTS, Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM đã chia sẻ buổi cuối với đề tài “Hoằng pháp truyền thống và hiện đại”, ngay từ buổi đầu tiên, Hòa thượng đã cho thấy tầm quan trọng của Hoằng pháp đối với người tu sĩ nói chung và vị trụ trì nói riêng, cho dù ở phương diện nào cũng cần phải biết khế cơ- lý- thời và xứ, cũng như tứ vị Tất đàn.

Ở buổi cuối này, Hòa thượng đã triển khai rộng thêm, vai trò của người “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” bên cạnh kiến thức Phật pháp tinh thông, phải hành trì và sống với chánh pháp, có như thế khi chúng ta chia sẻ dễ đi vào lòng chúng hội hơn. HT.Thích Minh Chơn, đã chỉ đại chúng thực tập thiền ngay tại hội trường, để lấy năng lượng bình an và hạnh phúc, cùng từ trường cộng hưởng khiến mọi người được an lạc trong Chánh pháp.

ANHS (5).JPG

Chư Tăng tham gia khóa học

Hòa thượng cũng giải thích ý nghĩa vãng sanh, nhân quả và nghiệp báo luân hồi một cách hiện thực, giúp học viên nhận chân ra sự thật của các thuật ngữ. Hòa thượng còn cho biết thêm, trong thế giới vô thỉ vô chung này, phương hướng chỉ là sự giả định để phân biệt, không là một pháp vĩnh viễn.

Nên đôi khi, chúng ta không hiểu lại ngộ nhận cũng như mặt trời là “định tinh” trái đất quay quanh mặt trời nên chúng ta có ngày đêm để phân biệt. Thực chất, mặt trời luôn sáng. Chân lý Đức Thế tôn cũng thế, luôn chuyển mê, khai ngộ cho tất cả mọi người, chỉ là do mình vọng tưởng, điên đảo không nhận ra điều đó nên mãi khổ đau.

ANHS (2).JPG

Gần 600 học viên tham dự khóa học

Buổi chiều HT.Thích Minh Thông, UV HĐTS, Phó ban kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM cũng đã triển khai buổi thứ 3 trong khuôn khổ khóa học. Ở buổi đầu tiên, Hòa thượng đã triển khai vấn đề tác pháp Yết-ma, đây là một yếu pháp không thể thiếu trong Tăng đoàn, Yết-ma để quyết định những việc quan trọng trong Tăng như tác thành Giới thể khi thọ giới; tẩn xuất; những việc trọng đại cần nhóm Tăng để tác pháp Yết-ma, thể hiện tính dân chủ và tinh thần hòa hợp như “nước với sữa” của đoàn thể Tăng-già.

Buổi thứ hai, Hòa thượng đã triển khai vấn đề truyền và thọ giới Tỳ-kheo, đây là một việc quan trọng để thành tựu bản thể của hàng chúng trung tôn, nếu như đàn giới không đúng pháp là: Giới sư không thanh tịnh, Giới tử không chí thành, tác pháp Yết-ma không đúng chánh pháp, thì bản thể Tỳ-kheo không được phát sinh cho dù có đến thọ giới tại các giới đàn.

ANHS (4).JPG

HT.Thích Minh thông trong giờ giảng

hinh  (5).JPG

Chư Ni tham gia khóa học

Buổi cuối này, Hòa thượng đã nêu vấn đề Bát kỉnh pháp và truyền, thọ giới Tỳ-kheo-ni; việc chư Giới sư Ni dẫn giới tử đến xin chánh Pháp đại Tăng là hợp với pháp, nếu như không làm vậy thì Tỳ-kheo-ni đó không hợp pháp. Hòa thượng còn chỉ dạy về pháp an cư, tự tứ để học viên được hiểu rõ.

Qua đó, học viên nhận ra tầm quan trọng của Giới luật, sự hành trì và lợi lạc của việc giữ giới để thanh tịnh tự thân, trang nghiêm đoàn thể. Cho dù, giới luật được Phật chế cách đây hơn 20 thế kỷ nhưng không lỗi thời và vẫn còn giá trị cho dù không gian và thời gian có biến đổi. Sự thanh tịnh và an lạc của hành giả gìn giữ giới pháp sẽ mãi con nguyên giá trị.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày