Trung ương Giáo hội đề nghị góp ý tu chỉnh Hiến chương tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Hiến chương GHPGVN
Hiến chương GHPGVN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trung ương Giáo hội gửi công văn góp ý nội dung tu chỉnh Hiến chương GHPGVN tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

Theo đó, Công văn số 180/HĐTS-VP1 của Hội đồng Trị sự GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự ký, phổ biến ngày 16-5-2022, gửi đến các Ban, viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Tăng Ni, các cơ sở tự viện.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị kỳ 5, khóa VIII Hội đồng Trị sự tại văn bản số: 028/NQ-HĐTS ngày 18-1-2021, ngày 10-3-2021 Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã gửi văn bản số 44/HĐTS-VP1 về việc xin ý kiến trong công tác chuẩn bị tu chỉnh Hiến chương GHPGVN tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Đến nay, Văn phòng Trung ương Giáo hội đã nhận được một số ý kiến góp ý của các Ban Trị sự và chư tôn đức Tăng Ni.

Để có cơ sở thực hiện tốt công tác chuẩn bị nội dung tu chỉnh Hiến chương tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN tiếp tục đề nghị chư tôn đức quan tâm đến việc góp ý nội dung tu chỉnh Hiến chương theo đề dẫn như sau:

- Những khó khăn và các vấn đề đặt ra cần giải quyết khi thực hiện Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ 6 hiện hành trong tu học, hành đạo, sinh hoạt và các hoạt động Phật sự.

- Các vấn đề đặt ra khi thực hiện Hiến chương có liên quan đến pháp luật nhà nước hiện hành: Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Di sản; Luật Đất đai; Bộ luật Dân sự…

- Các đề xuất cho các vấn đề mới cần quy định trong Hiến chương tu chỉnh sắp tới cho phù hợp với thực tiễn hiện nay và tầm nhìn định hướng trong tương lai trong các hoạt động Phật sự.

Thời gian thực hiện kể từ ngày ký thông báo đến ngày 30-8-2022.

Tải công văn theo đường dẫn sau:

CV Gửi góp ý nội dung tu chỉnh Hiến chương_0001.pdf

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày