Trước thềm xuân, MC Phú Lộc nói về gia đình

GN - Khi khái niệm về hai tiếng GIA ĐÌNH được hình thành trong nhận thức của một đứa trẻ, kiến thức từ sách vở luôn tô đậm những yếu tố lý tưởng về chốn ấy như: yêu thương, đầm ấm, bảo bọc, vị tha… Từ đó như một mặc định, người ta thường ngầm đòi hỏi gia đình là nơi tôi phải nhận được yêu thương nhiều hơn cả như một lẽ tự nhiên. Để rồi bất cứ “cơn trái gió trở trời nào” từ gia đình dường như ta buồn phiền, bất mãn cũng nhiều hơn.
Anh Phu Loc.jpg
MC Phú Lộc

Trong một chuyến công tác đến Cần Thơ để thực hiện một buổi chia sẻ với sinh viên một trường đại học về chủ đề “Nhận diện và giải tỏa căng thẳng”, thật bất ngờ khi bao nhiêu bạn trẻ là bấy nhiêu câu chuyện có chung một nguyên nhân từ GIA ĐÌNH!

Từ cố giữ bình tĩnh, cố ngăn dòng nước mắt, nhiều bạn nữ chia sẻ sự bất lực trong việc tìm một tiếng nói chung với người thân. Là sự rạn nứt bên trong khi ba mẹ đã đường ai nấy đi. Chắc chắn các bạn ấy đã khó khăn lắm để bước qua những ngày tháng ấy! Thẳm sâu khái niệm gia đình thường song hành với nhiều kỳ vọng. Và kỳ vọng nhiều bao nhiêu thì thất vọng cũng nhiều bấy nhiêu. Nhưng vì sao mọi sự kỳ vọng không phải lúc nào cũng như mong muốn?

Khi xã hội ngừng đòi hỏi trọng trách (có công ăn việc làm, kết hôn, sinh con…) ở một thành viên thường là người lớn tuổi, khách quan mà nói quá trình hoàn thiện bản thân đối với họ chưa bao giờ kết thúc. Vấn đề ở chỗ họ có nhận ra không mà thôi! Và sự thật có nền giáo dục nào dám cấp cho con người ta một tấm bằng “Chứng nhận đã hoàn thiện bản thân”?!

Tôi không hiểu câu nói: “Học, học nữa, học mãi” theo cái nghĩa đã xong cấp đại học thì hãy tiếp tục để thành giáo sư, học hết ngành này hãy lấn sân sang ngành học khác! Nữa và mãi ở đây phải chăng đó là “những bài học làm người” mãi mãi không có điểm dừng…

Bạn có chê trách một học sinh tiểu học nếu em không giải được bài toán của anh chị cấp hai, ba? Cũng như thế, các thành viên trong một gia đình họ có thể giải quyết tốt một tình huống nào đó tuy thế có lúc họ rất vụng về, lúng túng đến nỗi làm tổn thương đến thành viên khác. Và chắc chắn ngày nào chúng ta còn có mặt bên nhau, ngày đó những bài học sẽ không bao giờ ngừng lại. 

Sẽ trải qua nhiều giông bão để nhìn rõ, để chấp nhận gia đình vốn là một chốn yêu thương nhưng đó chỉ là “trái ngọt, trái lành” khi mọi người biết chấp nhận biết bao dung khi hiểu rằng trong tổ ấm của bạn vẫn luôn tồn tại một chút khuyết vì tất cả đều cần cố gắng.

Người dẫn chương trình Trần Phú Lộc
(Tấn Khôi ghi)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày