Trưởng lão ni Sanghamitta - Người mang cành nhánh Bồ đề đến Sri Lanka

Đức vua đã quỳ gối đi xuống tận bãi biển để tiếp nhận cái bát có chứa nhánh của cây Bồ đề
Đức vua đã quỳ gối đi xuống tận bãi biển để tiếp nhận cái bát có chứa nhánh của cây Bồ đề
GNO - Nhánh phía nam của cây Bồ đề thiêng tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đã được đưa đến Sri Lanka bởi Trưởng lão ni Sanghamitta. Chính tại dưới cây Bồ đề này, thái tử Siddhartha đã giác ngộ. Vì thế cây này được coi là thiêng liêng.

Vào một ngày trăng tròn của tháng mười hai, nhánh cây này đã được đưa đến Sri Lanka.

Sự có mặt của cây Bồ đề thiêng tại Sri Lanka là do nỗ lực Ngài Mahinda. Và cũng chính Ngài Mahinda đã làm cho Phật giáo bám rễ vững chắc tại Sri Lanka.

Sự kiện này diễn ra vào triều đại vua Devanampiyatissa (250-210 trước Công nguyên), và Phật giáo đã ảnh hưởng đến phong cách sống của người dân ở đảo quốc này kể từ đó.

Vua Devanampiyatissa mở rộng tối đa sự bảo trợ của mình để Ngài Mahinda xây dựng một Phật giáo vững chắc ở Sri Lanka. Vua Devanampiyatissa đã phái tướng Aritta đến Ấn Độ (sau đó là Dambadiva hay Jambudveepa) mời cho được Trưởng lão ni Sanghamitta đến Sri Lanka để thành lập Ni đoàn ở đất nước này.

Sứ thần Aritta đã đến thành Pataliputta (nay là Patna) và yết kiến Hoàng đế A Dục.

Thể theo lời thỉnh nguyện, Hoàng đế A Dục đã đưa Trưởng lão ni Sanghamitta cùng với nhánh phía nam của cây Bồ đề thiêng đến Sri Lanka.

Biên niên sử chép rằng các chuyên gia của 18 phường hội nghề thủ công cũng đã đi cùng Ni trưởng đến Sri Lanka trong chuyến đi này.

Con tàu chở đoàn đã đến cảng Jambukola Pattuna thuộc bán đảo Jaffna. Cảng đó ngày nay là cảng Sembilithurai.

Cây Bồ đề

Vua Devanampiyatissa, Ngài Mahinda và triều thần đã đến tận cảng để chào đón đoàn.

Đức vua đã quỳ gối đi xuống tận bãi biển để tiếp nhận cái bát có chứa nhánh của cây Bồ đề.

Hai bên đường từ cảng Jumbukola Pattuna đến vườn Mahameghavana trong thành Anuradhapura đều được trang trí để chào mừng sự kiện này.

Nhánh cây Bồ đề thiêng và những người tùy tùng đã được đón rước theo nghi thức hoàng gia.

Trên đường đi, một buổi lễ tiếp đón đã được tổ chức tại làng Bà la môn Tivakka. Từ đây đám rước tiến thẳng đến thành Anuradhapura.

Buổi lễ trồng cây đã được tổ chức tại vườn Mahamegha.

Hạt giống

Sau đó cây Bồ đề thiêng sinh ra tám hạt. Ba người tham gia trong buổi lễ trồng cây Bồ đề đã được tặng ba cây trong số đó. Tám cây Bồ đề con đã được trồng ở những nơi sau đây: cảng Dambakolapattuna, làng Bà la môn Tivakka, Segiriya, Patamaka, Thuparama, Isurumuniya, Kataragama và Candanagama.

Sau này có tất cả 32 cây giống của cây Bồ đề thiêng đã được trồng ở các vùng khác nhau của Sri Lanka. Người dân Sri Lanka đã chăm sóc cây Bồ đề này không hề gián đoạn.

Lịch sử ghi lại rằng cây Bồ đề thiêng tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ đã bị phá hủy vào chính thời của Hoàng đế A Dục. Nhưng nhánh cây được trồng ở Sri Lanka vẫn đang nở rộ trong sân của ngôi đền Sri Maha Bodhi tại thành Anuradhapura.

Trong số tất cả các cây trên thế giới được lịch sử ghi lại, cái cây đặc biệt này được cho là lâu đời nhất.

Biên niên sử Mahavamsa ghi lại rằng các phần của con tàu chở cây Bồ đề thiêng đang được tiếp tục trưng bày tại một phòng trưng bày đặc biệt tại Anuradhapura.

Ni đoàn

Ni đoàn Phật giáo được thành lập ở Sri Lanka cùng với sự xuất hiện của nhánh cây Bồ đề thiêng và Trường lão ni Sanghamitta. Một nhóm những người đi cùng được giao trách nhiệm chăm sóc cây Bồ đề.

Việc thực hiện các nghi lễ đối với cây Bồ đề thiêng được coi là nhiệm vụ đặc biệt của các vị vua. Công tác săn sóc đền thờ cây Bồ đề (Bodhighara) và các yếu tố khác có liên quan đến cái cây này cũng là trách nhiệm của các vị vua và quý tộc.

Ngài Pháp Hiển

Pháp Hiển, một nhà sư Trung Quốc hành hương đến Sri Lanka vào thế kỷ thứ 5 đã từng đến thăm cây Bồ đề tại Anuradhapura. Hiện nay công việc bảo vệ và chăm sóc cây Bồ đề nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của giám đốc vườn bách thảo, Peradeniya.

Cây Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ nơi thái tử Siddharta giác ngộ đã không còn nữa. Cây Bồ đề hiện đang phát triển tại Bồ Đề Đạo Tràng là một nhánh của cây Bồ đề năm xưa.

Thật là một phước lành lớn khi cái nhánh ban đầu của cây Bồ đề thiêng vẫn đang phát triển và tồn tại như một tượng đài sống của Phật giáo tại Sri Lanka.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày