TT-Huế: Pháp hội Hộ quốc trên đàn Nam Giao

GNO - Pháp hội Hộ Quốc cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thịnh dân an, âm siêu dương thái được cử hành trong hai ngày 10 và 11-8-Canh Tý (nhằm ngày 26 và 27-9-2020) tại đàn Nam Giao (P.Trường An, TP.Huế).

TTH (1).jpg
Đàn tràng pháp hội được thiết trí tại tầng thứ 3 phía nam đàn Nam Giao

Theo đó, Pháp hội với nhiều chương trình như nghi lễ như: Bạch Phật khai kinh, dâng hương cầu nguyện, hành đàn Dược Sư thất châu, tụng kinh, cử hành đàn mông sơn chẩn tế và phát quà từ thiện…

Chứng minh đàn tràng có HT.Thích Chơn Tế, HT.Thích Chơn Hương - Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tinh Thừa Thiên Huế; HT.Thích Đức Thanh, UVTT HĐTS, Trưởng ban Trị sự tỉnh; HT.Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Trị sự tỉnh.

TTH (4).jpg

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại lễ khai đàn sáng nay, 26-9-2020

Đứng tên đại bái tại pháp hội có các vị lãnh đạo tỉnh nhà, gồm Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ Tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn.

Đàn tràng pháp hội được thiết trí tại tầng thứ 3 phía nam đàn Nam Giao do môn phái tổ đình Tường Vân tổ chức.

Đàn Nam Giao nằm về phía Nam của kinh thành Huế được triều đình nhà Nguyễn khởi công xây dựng vào năm 1806, sau khi hoàn thành, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế tại đây vào ngày 27-3-1807.

Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng trên khuôn viên hình chữ nhật có diện tích khoảng 10 ha, cao 4,7m được chia làm ba tầng.

dan-nam-giao.jpg

Tổng quan đàn Nam Giao

Tầng trên cùng hình tròn (Viên đàn); đàn này, dưới thời Nguyễn, là nơi hợp tế Ngọc Hoàng Thượng đế (Trời) và Hoàng Địa Kỳ (Đất) cùng chúa Nguyễn Hoàng và các vị vua nhà Nguyễn.

Tầng giữa có hình vuông (Phương đàn) tượng trưng cho Đất, là nơi tế thần Mặt Trời, Mặt Trăng, Tinh Tú, Mây, Mưa, Gió, Sấm, Năm và Tháng, Núi, Biển, Sông, Đầm Phá, các vị thần núi ở các sơn lăng các vua nhà Nguyễn, thần giữ lăng tẩm và phần mộ cùng tất cả các vị thần trong toàn quốc Việt Nam.

Tầng dưới cùng xây hình vuông, tượng trưng cho Người.

Dưới triều đại nhà Nguyễn lễ tế Giao được cử hành vào mùa Xuân. Trong 13 vị vua, các triều đại cử hành lễ tế Giao như: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Bảo Đại.

Năm 1993, đàn Nam Giao nhà Nguyễn nằm trong danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm bị quên lãng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn.

TTH (2).jpg

Chư vị kinh sư

TTH (5).jpg

Chư Hòa thượng chứng minh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế

TTH (7).jpg

HT.Thích Huệ Phước làm sám chủ

TTH (6).jpg

Ban Nghi lễ cử hành các nghi thức tại pháp hội

Quảng Điền/Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày