Tu bổ Đại Phật ở Lạc Sơn

GN - Pho tượng Phật khổng lồ của Lạc Sơn - Tứ Xuyên, Trung Quốc, đang trải qua kỳ kiểm tra vật lý trong 4 tháng để sửa chữa và bảo quản.

PGNN 981 (1).jpg

Pho tượng cao 71 mét, được xem là Đại Phật bằng đá lớn nhất thế giới, xuất hiện một vết nứt lớn trên ngực và bị rêu bao phủ.

Cuộc kiểm tra bắt đầu vào ngày 8-10, được giám sát bởi hàng chục chuyên gia và sử dụng công nghệ tiên tiến như quét laser 3D, khảo sát trên không bằng máy bay không người lái và chụp ảnh nhiệt hồng ngoại.

Đại Phật Lạc Sơn, mô tả Bồ-tát Di Lặc, được khắc trực tiếp vào vách núi Lăng Vân, với phần đầu nằm trên đỉnh núi, chân đặt trên bờ sông. Tượng đối diện với ngọn núi thiêng Nga Mi và nhìn ra 3 con sông hội tụ.

Tượng Phật gần như hoàn toàn bằng đá, ngoại trừ đôi tai dài 7 mét làm bằng gỗ phủ đất sét, được chạm khắc vào thời nhà Đường. Phải mất hàng ngàn công nhân và gần 1 thế kỷ để hoàn thành: xây dựng bắt đầu vào năm 713, hoàn thành vào năm 803. Đây được cho là pho tượng Phật bằng đá chạm khắc lớn nhất thế giới, và được liệt kê là Di sản thế giới của UNESCO năm 1996.

Pho tượng Phật là tác phẩm tinh thần của nhà sư pháp hiệu Hải Thông, người hy vọng rằng Đức Phật sẽ làm dịu dòng nước hỗn loạn dưới chân vốn đã hại chết rất nhiều người mỗi năm. Chuyện kể rằng, sư đã mất 20 năm quyên góp số tiền cần thiết cho việc xây dựng pho tượng; khi các quan chức địa phương cố gắng lấy số tiền này, sư Hải Thông đã khoét mắt để thể hiện sự thành tâm và ngay thật của mình, khẳng định các quan chức có thể lấy mắt ngài nhưng không thể lấy số tiền mà tín đồ hỷ cúng.

Khi sư Hải Thông viên tịch, pho tượng chỉ được hoàn thành từ vai trở lên (việc xây dựng khởi từ đầu đến chân), sau đó công trình bị dừng lại do không đủ kinh phí. Những năm sau đó, các đệ tử của sư, với sự hỗ trợ tài chính từ Zhangchou Jianxiong, một quan chức địa phương, đã tiếp tục công việc. Khi Zhangchou Jianxiong được triệu hồi đến làm việc tại tòa án hoàng gia ở Trường An, việc xây dựng lại bị gián đoạn. Tượng Phật bấy giờ đã hoàn thành cho đến đầu gối. Phải mất 40 năm nữa để pho tượng hoàn thiện, khi một vị quan địa phương khác tên Wei Gao đã quyên góp để hoàn thành nó. Cuối cùng, ba thế hệ thợ thủ công đã làm việc trên pho tượng.

Việc bảo vệ và bảo tồn pho tượng Phật đã là một mối quan tâm trong suốt các thời đại. Khi pho tượng được hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ IX, một sảnh đường bằng gỗ 13 tầng được xây dựng để che chở pho tượng. Sảnh đường này, tuy nhiên, đã bị phá hủy vào cuối triều đại nhà Minh, khiến tượng Phật bị lộ bày.

Dù vậy, Đại Phật vẫn được bảo quản khá tốt nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế nghệ thuật khắc vào pho tượng, cho phép thoát nước, chống ẩm và thông gió.

Ngoài ra, Đại Phật Lạc Sơn đã trải qua nhiều lần tu bổ: 1 lần vào thời nhà Đường, 3 lần ở triều đại nhà Minh và nhà Thanh, 3 lần trong thời Trung Hoa Dân Quốc và 9 lần sau năm 1949. Việc tu bổ vào năm 1936 cũng đã thực hiện các thay đổi chi tiết về cằm, môi và đường chẻ tóc của tượng Phật và xác định phần lớn diện mạo hiện tại của pho tượng.

Phúc Thịnh (theo Buddhistdoor Global)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày